Thị trường khách du lịch Trung Quốc: Nỗi lo "đầy vơi"
Kết nối thị trường của doanh nghiệp du lịch sau dịch Covid-19: Còn nhiều khó khăn Mở rộng thị trường, đón khách du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả |
Vai trò của thị trường khách Trung Quốc
Từ lâu, Trung Quốc được coi là thị trường khách du lịch quan trọng hàng đầu của Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, trong hoạt động đưa khách theo nhóm đi du lịch nước ngoài, với danh mục 20 nước vừa được Trung Quốc công bố không có Việt Nam.
Thị trường khách du lịch Trung Quốc: Nỗi lo vẫn đầy vơi |
Hiện từ ngày 6/2/2023, Trung Quốc mới chỉ cho phép các hãng lữ hành thí điểm khôi phục kinh doanh tour du lịch đi nước ngoài theo đoàn và dịch vụ vé máy bay, khách sạn kèm theo tới 20 quốc gia, gồm: Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Maldives, Sri Lanka, Philippines, Malaysia, Singapore, Lào, UAE, Ai Cập, Kenya, Nam Phi, Nga, Thụy Sĩ, Hungary, New Zealand, Fiji, Cuba và Argentina.
Các công ty du lịch Trung Quốc đang nỗ lực thiết kế nhiều tour với lộ trình, thị trường và nhóm đối tượng khác nhau, kết hợp với các sản phẩm, dịch vụ như visa, đặt khách sạn, vui chơi giải trí tại nước ngoài, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách Trung Quốc tại các điểm đến.
Điều này gây nhiều bất ngờ và lo lắng cho không ít địa phương, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. Bởi trước thời điểm đại dịch Covid-19, Trung Quốc được coi là thị trường khách quan trọng hàng đầu của Việt Nam và thế giới.
Theo số liệu thống kê, năm 2019, khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt 5,8 triệu lượt, chiếm 1/3 tổng lượng khách quốc tế và số người dân Việt Nam đi du lịch Trung Quốc cũng đạt khoảng 4,5 triệu lượt. Với chính sách “zero Covid”, 3 năm qua (2020 - 2022) Trung Quốc đã đóng cửa và thế giới không đón được khách du lịch Trung Quốc.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch – ông Nguyễn Trùng Khánh – nhận định, với gần 155 triệu lượt khách đi du lịch nước ngoài năm 2019, mức chi tiêu 255 tỷ USD, Trung Quốc là một trong những thị trường nguồn khách quốc tế lớn và quan trọng nhất thế giới. Các nước trong khu vực và thế giới đều có những biện pháp nhằm cạnh tranh khai thác thị trường này.
Chờ đợi và hy vọng
Việc Trung Quốc áp dụng chính sách “zero Covid” đóng cửa gần như hoàn toàn trong 3 năm qua đã để lại khoảng trống khó lấp cho thị trường du lịch quốc tế đến Việt Nam. Vì vậy, việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách phòng chống dịch và xuất nhập cảnh từ ngày 8/1/2023 là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch.
Tuy nhiên, ngày 6/2 khi Trung Quốc tuyên bố mở cửa du lịch đưa khách theo nhóm đi nước ngoài lại không có Việt Nam, khiến không ít địa phương, doanh nghiệp bất ngờ.
Mặc dù điều này nằm ngoài dự tính và gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, song nhiều đơn vị vẫn chỉ biết chờ đợi thời gian phù hợp để sang Trung Quốc tìm hiểu nhu cầu của người dân, xúc tiến thương mại và tìm kiếm điểm đến phù hợp; đồng thời kỳ vọng cơ quan quản lý du lịch, đối tác, doanh nghiệp du lịch hai nước... sẽ có cuộc bàn luận để lên kế hoạch, cách thức đón khách hai chiều.
Bên cạnh đó, nỗ lực đẩy mạnh liên kết, hình thành đa dạng nhóm sản phẩm từ giá rẻ đến cao cấp để cung cấp cho đối tác, nhằm giảm thiểu cạnh tranh không lành mạnh, giảm sức ép và chi phối không tốt từ các đối tác như trước đây.
Các nhà cung cấp dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm đã, đang dần ổn định lại nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để sẵn sàng phục vụ du khách Trung Quốc, bảo đảm cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ.
Vietnam Airlines vừa thông tin sẽ nối lại 5 đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ tháng 3 và tháng 4 năm nay, qua đó khôi phục tổng cộng 9/10 đường bay tới Trung Quốc so với giai đoạn trước dịch.
Cụ thể, từ tháng 3/2023, Vietnam Airlines sẽ nối lại đường bay giữa Hà Nội và Bắc Kinh với tần suất 3 chuyến bay một tuần. Đồng thời, hãng tăng tần suất các chuyến bay kết nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với Quảng Châu và Thượng Hải, mỗi đường bay sẽ được khai thác 4 chuyến bay một tuần.
Từ tháng 4/2023 sẽ mở lại 4 đường bay giữa Đà Nẵng và Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô; giữa Hà Nội và Thành Đô, với tần suất 2 chuyến bay một tuần trên mỗi đường bay.
Từ tháng 9/2023, Vietnam Airlines có kế hoạch đưa tàu thân rộng Airbus A350 và Boeing 787 khai thác trên các đường bay giữa Hà Nội và Bắc Kinh; giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Thượng Hải.
Với kịch bản lạc quan là Trung Quốc tiếp tục nới lỏng các thủ tục liên quan, nhu cầu phục hồi tốt, Vietnam Airlines kỳ vọng lượng khách bay giữa hai nước năm 2023 sẽ đạt khoảng 80% so sánh năm 2019. |