Thị trường chứng khoán hôm nay 17/7/2023: “Họ VIN” nâng đỡ, cổ phiếu ngành Công Thương đỏ sàn
Thị trường chứng khoán hôm nay 17/7/2023: Chứng khoán ngành Công Thương kỳ vọng tăng giá Chứng khoán tuần 17-21/7 dưới góc nhìn chuyên gia: Tránh lỡ sóng thế nào? |
Trong đó, cổ phiếu “họ VIN” đóng vai trò là trụ đỡ nhưng cổ phiếu ngành Công Thương lại chìm trong sắc đỏ.
Thị trường chứng khoán hôm nay 17/7/2023 được “họ VIN” nâng đỡ
Thị trường chứng khoán hôm nay 17/7/2023 tiếp đà hưng phấn của phiên cuối tuần trước khi sắc xanh xuất hiện ngay từ giờ mở cửa. Sau đó, VN-Index giằng co nhẹ với lực cầu trở nên rụt rè hơn. Trong đợt giao dịch sáng, dòng tiền vẫn chưa ồ ạt vào thị trường.
Hình minh họa |
Tuy nhiên, tới đợt giao dịch chiều, thanh khoản trở nên mạnh mẽ, nhà đầu tư dồn dập đặt lệnh mua giúp VN-Index vững vàng trong sắc xanh.
Đóng cửa thị trường chứng khoán 17/7/2023, VN-Index đóng cửa ở mức 1.173,13 điểm sau khi tăng 4,73 điểm, tương đương 0,4%; VN30-Index tăng 3,99 điểm, tương đương 0,34% lên 1.164,58 điểm.
Thanh khoản của thị trường chứng khoán hôm nay suy giảm nhẹ so với cuối tuần trước nhưng vẫn đứng ở mức rất cao. Sàn TP.HCM ghi nhận gần 915 triệu cổ phiếu, tương đương 18.633 tỷ đồng được giao dịch. Nhóm VN30 cũng khá sôi động khi có 273 triệu cổ phiếu, tương đương 7.688 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Tâm điểm của thị trường chứng khoán hôm nay 17/7/2023 là sự mạnh mẽ của cổ phiếu “họ VIN”. Bộ ba VHM, VIC và VRE tăng rất mạnh, kéo VN-Index đi lên.
Đóng cửa phiên chứng khoán 17/7/2023, VHM tăng 2.600 đồng/CP, tương đương 4,6% lên 59.000 đồng/CP; VIC tăng 1.500 đồng/CP, tương đương 2,9% lên 52.900 đồng/CP; VRE tăng 650 đồng/CP, tương đương 2,3% lên 28.650 đồng/CP. Trong đó, VHM đóng vai trò “anh cả” khi là cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất ngành bất động sản.
Một “tâm điểm” khác của thị trường chứng khoán hôm nay 17/7/2023 chính là STB. Cuối tuần trước, STB của Sacombank bị xả hàng khi suýt giảm sàn với thanh khoản tăng vọt lên hơn 70 triệu cổ phiếu. Hôm nay, tình trạng đó vẫn diễn ra. Chốt phiên đầu tuần, STB giảm 1.000 đồng/CP, tương đương 3,4% xuống 28.000 đồng/CP. Có 41,7 triệu cổ phiếu được giao dịch. Đây vẫn là mức rất cao.
Trên sàn Hà Nội, các chỉ số cũng đóng cửa thị trường chứng khoán hôm nay trong sắc xanh. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn chưa mặn mà với sàn Hà Nội khi thanh khoản vẫn khá khiêm tốn.
Chốt phiên chứng khoán 17/7/2023, HNX-Index tăng 0,76 điểm, tương đương 0,33% lên 230,95 điểm; HNX30-Index tăng 2,47 điểm, tương đương 0,55% lên 451,15 điểm. Toàn sàn Hà Nội chỉ có 115 triệu cổ phiếu, tương đương 1.786 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công.
Chứng khoán ngành Công Thương ngày 17/7/2023 “đỏ sàn”
Có thể thấy, trong thị trường chứng khoán 17/7/2023, cổ phiếu “họ VIN” đóng vai trò là trụ đỡ nhưng sức nóng lại thuộc về cổ phiếu bất động sản quy mô nhỏ. Hàng loạt “em út” làng bất động sản đua nhau tăng trần như DXS, HAR, LDG, LEC, LGL, QCG.
Ở chiều ngược lại, chứng khoán ngành Công Thương ngày 17/7/2023 lại có xu hướng kéo lùi thị trường khi hàng loạt cổ phiếu “anh cả” chìm trong sắc đỏ.
Đóng cửa thị trường chứng khoán 17/7/2023, MWG giảm 800 đồng/CP, tương đương 1,6% xuống 48.650 đồng/CP; MSN giảm 1.100 đồng/CP, tương đương 1,3% xuống 80.700 đồng/CP, VNM giảm 1.000 đồng/CP, tương đương 1,4% xuống 72.300 đồng/CP,…
Chứng khoán ngành Công Thương ngày 17/7/2023 chứng kiến sự hạn chế của các “anh cả”. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành này vẫn có nhiều điểm sáng mà đại diện nổi bật nhất là POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina.
Trong khi một vài đại diện ngành thép như Gang thép Thái Nguyên đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với những khoản lỗ được gia tăng thì POM lại có phiên tăng trần thứ hai liên tiếp. Chốt phiên chứng khoán hôm nay 17/7/2023, POM tăng 510 đồng/CP lên 7.100 đồng/CP.
Thông tin thị trường chứng khoán Mỹ tác động tới Việt Nam thế nào?
Thông tin thị trường chứng khoán Mỹ tác động tới Việt Nam nhiều hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, trong thị trường chứng khoán hôm nay 17/7/2023, chứng khoán Mỹ vẫn tạm thời nghỉ cuối tuần. Thị trường được nhà đầu tư chứng khoán quan tâm hôm nay chính là Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3%, không đạt kỳ vọng đã “nhấn chìm” thị trường châu Á. Rất may, VN-Index là một trong những chỉ số hiếm hoi không bị thông tin kém lạc quan từ Trung Quốc tác động.
Nền kinh tế số hai thế giới báo cáo GDP quý II tăng trưởng 6,3%, thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế.
Thị trường Hồng Kông có thể sẽ đóng cửa cả thứ Hai do cảnh báo về cơn bão Talim được đưa ra. Đài quan sát Hong Kong dự kiến tín hiệu báo bão số 8 sẽ có hiệu lực ít nhất đến 16h.
Sàn giao dịch Hồng Kông thường hủy các phiên giao dịch buổi sáng nếu tín hiệu bão từ cấp 8 trở lên và tất cả các phiên giao dịch trong ngày sẽ bị hủy nếu tín hiệu từ cấp 8 trở lên vẫn còn hiệu lực đến trưa.
Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite giảm 0,87%, dẫn đầu mức giảm trong khu vực và đóng cửa ở mức 3.209,62. Shenzhen Component giảm 0,63% xuống 11.010,36.
Tại Úc, S&P/ASX 200 đóng cửa thấp hơn một chút ở mức 7.298,50, đánh dấu chuỗi bốn ngày tăng điểm. Nước này sẽ công bố số liệu thất nghiệp vào cuối tuần này, điều này sẽ tạo cơ sở cho các quyết định về lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc.
Kospi của Hàn Quốc giảm 0,35% xuống còn 2.619, cũng kết thúc chuỗi 4 ngày không thắng. Kosdaq đi ngược xu hướng khu vực và tăng 0,22%, đóng cửa ở mức 898,29.
Ở những nơi khác, thị trường của Nhật Bản đóng cửa cho Ngày Hàng hải.