Tăng năng lực cạnh tranh cho ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam
Tháng 7/2021, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ tăng nhẹ Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ: Cách nào để gia tăng thị phần? |
Toàn cảnh hội thảo quốc tế "Ngành gốm sứ Việt Nam đổi mới công nghệ hướng tới toàn cầu hóa." (Ảnh: Ngọc Quỳnh/Bnews/TTXVN) |
Chiều 24/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA) phối hợp với Tập đoàn LiTai (Trung Quốc) tổ chức hội thảo quốc tế "Ngành gốm sứ Việt Nam đổi mới công nghệ hướng tới toàn cầu hóa."
Sự kiện thu hút đông đảo các nhà thầu xây dựng, các doanh nghiệp gốm sứ và vật liệu xây dựng cùng các chuyên gia trong cùng lĩnh vực.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đinh Quang Huy, Chủ tịch VIBCA cho biết năm 2023 là một năm khó khăn cho ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam nên toàn ngành dự kiến khai thác khoảng 65-70% công suất, đạt khoảng 500 triệu m2 gạch ốp lát; từ 12-15 triệu m2 ngói ceramic; từ 10-12 triệu m2 gạch cotto ceramic, 30 triệu gạch cotto đất sét nung; từ 350.000-360.000 tấn sản phẩm Frit và từ 15-15,5 triệu sản phẩm sứ vệ sinh.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy sản phẩm gốm sứ xây dựng Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm. Đối với gạch ốp lát, sự đa dạng về mẫu mã cũng như hiệu ứng bề mặt còn hạn chế; chất lượng sản phẩm chưa thật ổn định và chưa có sản phẩm đạt được chất lượng cao. Về sứ vệ sinh cũng còn nhiều hạn chế về mẫu, về chất lượng bề mặt, về tỷ lệ bệt liền khối còn thấp...
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục học hỏi gốm sứ xây dựng nước ngoài về công nghệ, tiếp thu và vận hành thiết bị, cũng như kỹ thuật sản xuất... để nâng cao chất lượng sản phẩm đem đến lợi ích cho người tiêu dùng trong nước cũng như đẩy mạnh được xuất khẩu.
Đánh giá tổng quan về ngành gạch ốp lát Việt Nam, nếu như năm 2018, sản lượng toàn ngành gạch đạt 602 triệu m2, đến năm 2021 đạt 500 triệu m2. Nhu cầu tiêu thụ trong nước đạt 300 triệu m2. Cả nước có 80 doanh nghiệp sản xuất gạch với 240 dây chuyền và đạt năng lực sản xuất 800 triệu m2 gạch/năm.
Năm 2022, sản lượng gạch ở Việt Nam đạt mốc từ 450-500 triệu m2. Gạch ốp lát Việt Nam dù đã xuất khẩu nhưng chưa lọt vào Top 10 của thế giới. Ước tính xuất khẩu gạch của Việt Nam hiện nay khoảng 30 triệu m2.
Về vấn đề làm thế nào để gia tăng cơ hội phát triển cho gạch ốp lát Việt Nam, ông Doãn Hồng, Tổng thư ký Hiệp hội gốm sứ thành phố Phật Sơn (Trung Quốc) cho hay gạch ốp lát là một ngành công nghiệp truyền thống, dù đang trải qua những thay đổi lớn, thay thế toàn diện cho các loại vật liệu đá (đá cẩm thạch, đá granit, đá nhân tạo...), gạch tấm lớn, gạch kích thước lớn đang dần thay thế các loại tấm khác, mở rộng phát triển ứng dụng gia dụng trong nhà bếp và phòng tắm.
Cho dù, ngành công nghiệp gạch ốp lát phát triển ở Việt Nam, Trung Quốc hay là Tây Ban Nha, vẫn có đủ không gian phát triển tiêu thụ gạch ở nội địa Việt Nam. Quan trọng là phát triển kinh tế tổng thể, nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là phát triển về bất động sản.
Để xác doanh nghiệp tập trung sản xuất và nắm bắt cơ hội xuất khẩu, đại diện doanh nghiệp đề xuất, cần tư nhân hóa ngành gạch gốm sứ và thúc đẩy đầu tư vốn nước ngoài để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, tập trung hợp tác với doanh nghiệp gốm sứ nước ngoài theo hình thức góp vốn hoặc xuất khẩu OEM.
Thêm vào đó, chống bán phá giá và ngăn chặn bán phá giá để bảo vệ ngành sản xuất gạch ốp lát Việt Nam, Tổng cục hải quan Việt Nam quy định giá xuất khẩu gạch ốp lát tối thiểu của Việt Nam, để tránh cạnh tranh không lành mạnh trong ngành và chống bán phá giá của các quốc gia xuất khẩu trong tương lai. Cùng với đó, phát triển thương mại điện tử xuyên quốc gia, kết hợp với hình thức trực tuyến và ngoại tuyến./.