Sử dụng điều hòa và quạt ngày nắng nóng thế nào để tránh đột quỵ?
Người cao tuổi cần phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng Tai biến mạch máu não, gây đột quỵ: Hệ quả và cách khắc phục Thực phẩm ngừa đột quỵ hiệu quả bạn nên biết |
Được biết, ngày 21/6 năm nay là ngày Hạ chí, đánh dấu thời điểm nắng nóng cực độ trong năm, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 45 độ C và thời tiết trở nên rất oi bức.
Trong những ngày hè nóng cực điểm như thế này, quạt hay điều hòa là thiết bị làm mát không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa, quạt không đúng cách cũng có thể đe dọa sức khỏe, đặc biệt có thể gây đột quỵ. Một số lưu ý dưới đây sẽ tránh việc dùng thiết bị làm mát ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn.
Không cài đặt nhiệt độ điều hòa quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời
Việc bật điều hòa nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ bên ngoài, không chỉ hao tốn điện năng tiêu thụ mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt và gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vào những ngày mát mẻ hơn 35 độ C, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài trời để bảo vệ sức khỏe, tránh bị sốc nhiệt và cảm lạnh.
Nếu nhiệt độ ngoài trời nóng trên 35 độ C, bạn có thể để nhiệt độ máy lạnh ở mức 28 độ C. Ngay cả những ngày nắng nóng đỉnh điểm, bạn cũng chỉ nên bật máy lạnh ở mức 28-29 độ C.
Trong những ngày hè nóng cực điểm như thế này, quạt hay điều hòa là thiết bị làm mát không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ảnh: Spruce |
Không ngồi trước điều hòa ngay khi vừa tắm
Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu ngồi dưới quạt hay điều hòa sẽ gây cản trợ quá trình tuần hoàn máu, làm máu lên não chậm cũng như ảnh hưởng xấu tới nhịp tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và đề kháng yếu hay người cao tuổi, nếu nằm ở phòng ngay sau khi tắm sẽ rất dễ dẫn đến trình trạng tai biến, đột quỵ.
Bạn nên lau khô người sau khi tắm xong, không để gió của quạt hoặc điều hòa hướng thẳng vào người. Cách tốt nhất là không vào phòng có điều hòa nhiệt độ ngay khi vừa tắm xong. Nếu phòng đang bật sẵn điều hòa thì nên tắt đi để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ phòng, rồi mới bật điều hòa trở lại.
Lưu ý, khi đang trong trạng thái lâng lâng dễ ngủ vì say bia, rượu, bạn không nên ngủ trong phòng có điều hòa. Vì khi đó, bạn có thể bị nhiễm lạnh lâu mà không ý thức được để phòng vệ sẽ rất dễ bị sốc, tê liệt.
Không đóng kín cửa trong phòng điều hòa cả ngày
Nếu phòng điều hòa đóng kín cửa suốt ngày, thì căn phòng rất dễ bị nhiễm khuẩn, tích tụ nhiều CO2. Do đó, bạn nên cứ 1-2 tiếng lại mở cửa để lấy một bầu không khí mới từ bên ngoài hoặc lắp quạt thông gió cho căn phòng, vừa có không khí tươi mới vào phòng, vừa không phải mở cửa phòng.
Nắng nóng oi bức, nhu cầu sử dụng điều hòa, quạt ngày càng tăng cao. Ảnh: bTasske |
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tránh bị cảm, sốc nhiệt hay nghiêm trọng hơn là đột quỵ khi sử dụng máy lạnh vào những ngày nắng nóng.
Không ngồi trong phòng điều hòa cả ngày
Việc ở trong phòng kín bật máy lạnh dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng… hoặc các bệnh về da như khô da, dị ứng … Bạn nên khoảng 2-3 tiếng đứng dậy ra ngoài để hít thở không khí tự nhiên và vận động cơ thể. Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới.
Hạn chế vào phòng điều hòa ngay khi đi ngoài trời nắng nóng về hoặc ngược lại
Đây là một trong những thói quen khiến người dùng dễ bị sốc nhiệt, nguy cơ đột quỵ cực cao. Bởi cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời và gây ra hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Nếu vừa đi ngoài nắng về hoặc ngược lại, mồ hôi ra nhiều thì tuyệt đối không vào phòng máy lạnh ngay mà nên lau khô mồ hôi, ngồi ngoài một lúc rồi mới vào phòng. Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng tính năng gió dễ chịu trên máy lạnh, ngăn không cho thổi gió lạnh trực tiếp vào người sử dụng.
Cách xử lý khi bị sốc nhiệt điều hòa Khi gặp người bị sốc nhiệt điều hòa, đầu tiên bạn nên gọi xe cấp cứu và thực hiện nhanh các bước sơ cứu như sau: Bước 1: Đặt người bị sốc nhiệt nằm ngửa, sau đó nâng 2 chân cao hơn so với tim. Bước 2: Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa lên cao hoặc tắt đi, bật quạt để làm mát. Bước 3: Cho họ uống một ít nước ấm, mặc thêm một lớp áo bên ngoài hoặc đắp thêm chăn nếu người bị sốc nhiệt mặc quá ít. Bước 4: Nếu người bị sốc nhiệt mất ý thức và không thở, ho hay cử động thì bạn cần thực hiện hồi sinh tim phổi CPR. |