Sơn La: Phát triển khoai sọ Thuận Châu thành sản phẩm thế mạnh

Khoai sọ là cây trồng phù hợp với khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Hướng tới đưa khoai sọ trở thành sản phẩm thế mạnh, huyện Thuận Châu đã đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Khoai sọ được trồng nhiều ở một số tỉnh miền núi Tây Bắc nhưng có giá trị dinh dưỡng cao, ngon và thơm nhất vẫn là khoai sọ trồng tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Sản phẩm khoai sọ Thuận Châu từ lâu đã nổi tiếng thơm ngon, được người tiêu dùng tại nhiều địa phương trong cả nước ưa chuộng. Với định hướng phát triển khoai sọ trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương, những năm qua, huyện Thuận Châu đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Sơn La: Phát triển khoai sọ Thuận Châu thành sản phẩm thế mạnh
Khoai sọ Thuận Châu - đặc sản Sơn La

Toàn huyện Thuận Châu hiện có hơn 180 ha trồng khoai sọ, sản lượng ước đạt 1.800 tấn. Trong đó gần 80 ha giống khoai sọ bản địa, được phục tráng bằng công nghệ nuôi cấy mô, lọc ra gen tốt nhất được liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm đã được xuất bán tại các siêu thị lớn nhỏ trong cả nước.

Khoai sọ Thuận Châu được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho Hợp tác xã Hưng Thịnh và 79 thành viên Hội nông dân trong huyện. Để nâng cao chất lượng và sản lượng củ khoai sọ, nông dân ở các xã Chiềng Ly, Chiềng Bôm và Nậm Lầu, huyện Thuận Châu đã liên kết với Hợp tác xã Hưng Thịnh xây dựng vùng trồng khoai sọ giống. Đồng thời, xây dựng chuỗi liên kết phát triển sản xuất sản phẩm khoai sọ với tổng diện tích 80 ha. Đối với diện tích này, đơn vị chủ trì dự án triển khai cung ứng các loại vật tư đầu vào và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các hộ tham gia liên kết sản phẩm.

Sơn La: Phát triển khoai sọ Thuận Châu thành sản phẩm thế mạnh
Đưa khoai sọ trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực

Hiện nay, Hợp tác xã Hưng Thịnh đang liên kết với hơn 500 hộ trồng khoai trên địa bàn để phát triển diện tích trồng khoai VietGAP, đồng thời xây dựng nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ khoai sọ. Qua đó, nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản khoai sọ, góp phần đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng. Đặc biệt, tham gia liên kết, kỹ thuật thâm canh khoai sọ của bà con đã được nâng lên rất nhiều. Trước kia, bà con chủ yếu thâm canh khoai theo hình thức quảng canh, không đi vào hệ thống nhưng hiện nay đã được quản lý dịch hại, quản lý sản lượng và hệ thống chuỗi của dự án. Qua mỗi lần thực hiện theo dự án, toàn bộ quy trình mua – bán khoai sọ thương phẩm được quản lý chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm sạch và chất lượng.

Hướng tới đưa khoai sọ trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực, huyện Thuận Châu đã và đang đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân cách trồng, thu hoạch và bảo quản khoai, đảm bảo sản phẩm sạch. Huyện cũng chú trọng vận động, tuyên truyền bà con tăng diện tích trồng khoai sọ và phát triển theo hướng hàng hoá chất lượng cao. Hằng năm, ngay từ đầu vụ, huyện đều xây dựng kế hoạch bao tiêu sản phẩm khoai sọ và triển khai đa dạng các kênh tiêu thụ.

Thời gian tới, Thuận Châu tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khoai sọ; hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi để nâng cao chất lượng, sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, vận động bà con mở rộng diện tích trồng khoai sọ và sản xuất theo hướng hàng hóa nhằm xây dựng thương hiệu đặc sản khoai sọ Thuận Châu bền vững.

Năm 2018, Khoai sọ Thuận Châu – Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trao Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể; được Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách các loại nguồn gen quý của Việt Nam cần được giữ gìn và phát triển.
Hoàng Huy

Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Sáng ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.
Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm DUT Job Fair 2025 tại Đà Nẵng giới thiệu hơn 7.200 vị trí tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ 37 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Phiên bản di động