
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng xử lý
Theo nguồn tin của Báo Công Thương, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Phiếu chuyển đơn số 1076/QLD-MP, chuyển đơn tố cáo liên quan đến bà Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.
Theo nội dung đơn do công dân H. gửi ngày 25/3/2025, bà Chu Thanh Huyền bị tố cáo kinh doanh bộ mỹ phẩm OHUI PRIME có xuất xứ từ Hàn Quốc nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn bán hàng và có dấu hiệu trốn thuế. Hình thức bán hàng chủ yếu diễn ra trên fanpage cá nhân.
Bộ mỹ phẩm OHUI PRIME do Chu Thanh Huyền bán có xuất xứ từ Hàn Quốc nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn bán hàng và có dấu hiệu trốn thuế. Ảnh bạn đọc cung cấp
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2018, Nghị định 31/2019/NĐ-CP và các văn bản liên quan, Cục Quản lý Dược xác định đây là nội dung không thuộc phạm vi giải quyết của đơn vị nên đã chuyển toàn bộ hồ sơ tới cơ quan chức năng địa phương để xử lý theo quy định.
Bà Chu Thanh Huyền không phải cái tên xa lạ trong những tranh cãi về hoạt động kinh doanh trực tuyến. Trước đó, bà từng bị phản ánh quảng cáo sai công dụng sản phẩm, sử dụng hình ảnh nghệ sĩ quốc tế không phép, bán hàng không minh bạch về nguồn gốc và có dấu hiệu vi phạm pháp luật thương mại điện tử.
Đơn tố cáo lần này tiếp tục làm dấy lên lo ngại về nhiều trường hợp khác, tạo nên một hệ sinh thái bán hàng qua mạng đang vận hành bên ngoài hành lang pháp lý. Khi người nổi tiếng kiêm người bán hàng, sản phẩm không còn được thẩm định bằng chất lượng mà bằng niềm tin và lượt theo dõi.

Sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương, Chu Thanh Huyền đã gỡ bỏ những video quảng cáo không phù hợp
Thưa quý vị, vừa qua, Báo Công Thương có nhiều bài phản ánh về hoạt động livestream, quảng cáo sản phẩm Biotin 10000 của nữ Tiktoker Chu Thanh Huyền có những từ ngữ chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Ngay sau đó, ngày 14/6/2024 Công ty TNHH Thương mại Hân Korea đã có văn bản, gửi cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan phản hồi về nội dung này.
Theo tìm hiểu của Báo Công Thương, sản phẩm này do Công ty TNHH Thương mại Hân Korea (địa chỉ: số nhà 11A, đường 800A, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) nhập khẩu, phân phối.
Sau phản ánh, ngày 14/6/2024 Công ty TNHH Thương mại Hân Korea có văn bản gửi Báo Công Thương cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan để phản hồi về nội dung này.
Những giới thiệu chưa phù hợp của Chu Thanh Huyền về sản phẩm Biotin 10000 đã được gỡ bỏ sau phản ánh của Báo Công Thương.
Theo đó, sản phẩm Biotin 10000 có tên đầy đủ là Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Brewer’s Yeast Biotin 10000. Sản phẩm này đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 937/2024/ĐKSP.
Theo tiếp nhận công bố, sản phẩm này được sản xuất bởi SEJONG BIOPHARM Co., Ltd, Hàn Quốc.
Ngoài ra, sản phẩm cũng được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1045/2024/XNQC-ATTP.
Trong văn bản gửi tới Báo Công Thương, Công ty TNHH Thương mại Hân Korea cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh từ Báo Công Thương, công ty đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại thông tin.
Qua rà soát, chúng tôi nhận thấy do sơ suất về mặt ngôn ngữ, nên nữ Tiktoker có những giới thiếu chưa phù hợp về công dụng sản phẩm. Chúng tôi cam kết và đã gỡ bỏ video livestream, không để lan truyền thông tin chưa phù hợp; đồng thời xin rút kinh nghiệm về sự cố đáng tiếc này” Công ty này thông tin và cho biết, vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc khách hàng sử dụng sản phẩm viên uống Biotin do công ty phân phối và gặp vấn đề về sức khoẻ.
“Đây là thông tin chưa chính xác, không có căn cứ. Phía công ty đã liên hệ với khách hàng, đề nghị đưa khách hàng đi thăm khám, kiểm tra và nếu có vấn đề sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường nhưng khách hàng từ chối”, Công ty TNHH Hân Korea khẳng định. Và ngay sau phản ánh của Báo Công Thương những giới thiệu chưa phù hợp của Chu Thanh Huyền về sản phẩm Biotin 10000 đã được gỡ bỏ trên trang cá nhân.

Chu Thanh Huyền tiếp tục bị tố đạo nhái hình ảnh của thương hiệu khác
Những ồn ào xung quanh câu chuyện bán hàng online của hotgirl Chu Thanh Huyền chưa bao giờ có điểm dừng bởi ngày hôm qua 14/6/2024, trên một số trang mạng xã hội tiếp tục đăng tải lại nhiều hình ảnh kèm nội dung, cho rằng Chu Thanh Huyền, vợ của cầu thủ Quang Hải đạo nhái hình ảnh của nhãn hàng khác.
Theo đó, các hội nhóm trên mạng xã hội facebook đang rần rần chia sẻ 2 hình ảnh một nam thanh niên người nước ngoài ngồi trên ghế quảng cáo 2 loại thực phẩm có chữ tiếng nước ngoài, trong đó có một hình ảnh được cho là ảnh gốc, hình ảnh còn lại có chú thích “Chu Thanh Huyền đạo nhái hình ảnh Nano 365”; hình ảnh thông tin doanh nghiệp Công ty TNHH Thương mại Hamin Bio do Chu Thanh Huyền làm đại diện pháp luật.
Dù đây là thông tin chưa xác thực, cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh Chu Thanh Huyền đã đạo nhái hình ảnh để quảng cáo các sản phẩm do cô và công ty phân phối; song nội dung này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Rất nhiều tài khoản Facebook đã để lại những bình luận hằn học, có góc nhìn quy chụp về sự việc.
Phía Chu Thanh Huyền lên tiếng không hề đạo nhái hình ảnh để quảng cáo các sản phẩm
Liên hệ qua điện thoại Công ty TNHH Thương mại Hamin Bio đăng ký, đầu dây kia xác nhận đây là số điện thoại của công ty do Chu Thanh Huyền làm đại diện theo pháp luật. Đại diện này cho biết, đã trả lời một số cơ quan báo chí về thông tin này. Hiện tại, công ty đã liên hệ trực tiếp với đơn vị phản ánh nội dung này, xem họ tìm được hình ảnh đó ở đâu?
Phía đại diện cũng cho biết, công ty đã cho kiểm tra, rà soát lại tất cả nội dung trên Fanpage của bên công ty, kiểm tra tất cả những phương tiện truyền thông công ty đã làm việc, hiện chưa phát hiện hình ảnh này, mọi người có thể kiểm tra ngay.
Đại diện Công ty TNHH Thương mại Hamin Bio chưa cam kết 100% đơn vị có đạo nhái hình ảnh như mạng xã hội đang đăng tải hay không, bởi nội dung này cần rà soát lại. Song Công ty TNHH Thương mại Hamin Bio khẳng định: Chu Thanh Huyền chưa bao giờ chỉ đạo bất cứ ai lấy hình ảnh của một nhãn hàng khác hay hình ảnh của một diễn viên, một thương hiệu khác để bán sản phẩm của bên Huyền.

Trạm tin thị trường ngày 15/6: Chu Thanh Huyền tiếp tục bị tố đạo nhái thương hiệu
Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi “Trạm tin thị trường” của Báo Công Thương số ra ngày 15/6/2024. “Trạm tin thị trường” hôm nay gồm có những thông tin đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Chu Thanh Huyền tiếp tục bị tố đạo nhái thương hiệu; Tiktoker Lan Vát bán hàng "hot" Hàn Quốc hay "hàng lố" Việt Nam?Nick Facebook “Hải Con Authentic” bán hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu; Nhận diện sản phẩm mũ bảo hiểm Honda thật và giả…
Chu Thanh Huyền tiếp tục bị tố đạo nhái thương hiệu
Thưa quý vị, đúng như Trạm tin thị trường số ra trước đó của Báo Công Thương đã phản ánh, những ồn ào xung quanh câu chuyện bán hàng online của hotgril Chu Thanh Huyền chưa bao giờ có điểm dừng bởi ngày hôm qua 14/6/2024, trên một số trang mạng xã hội tiếp tục đăng tải lại nhiều hình ảnh kèm nội dung, cho rằng Chu Thanh Huyền, vợ của cầu thủ Quang Hải đạo nhái hình ảnh của nhãn hàng khác.
Theo đó, các hội nhóm trên mạng xã hội facebook đang rần rần chia sẻ 2 hình ảnh một nam thanh niên người nước ngoài ngồi trên ghế quảng cáo 2 loại thực phẩm có chữ tiếng nước ngoài, trong đó có một hình ảnh được cho là ảnh gốc, hình ảnh còn lại có chú thích “Chu Thanh Huyền đạo nhái hình ảnh Nano 365”; hình ảnh thông tin doanh nghiệp Công ty TNHH Thương mại Hamin Bio do Chu Thanh Huyền làm đại diện pháp luật.
Dù đây là thông tin chưa xác thực, cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh Chu Thanh Huyền đã đạo nhái hình ảnh để quảng cáo các sản phẩm do cô và công ty phân phối; song nội dung này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Rất nhiều tài khoản Facebook đã để lại những bình luận hằn học, có góc nhìn quy chụp về sự việc.
Liên hệ qua điện thoại Công ty TNHH Thương mại Hamin Bio đăng ký, đầu dây kia xác nhận đây là số điện thoại của công ty do Chu Thanh Huyền làm đại diện theo pháp luật. Đại diện này cho biết, đã trả lời một số cơ quan báo chí về thông tin này. Hiện tại, công ty đã liên hệ trực tiếp với đơn vị phản ánh nội dung này, xem họ tìm được hình ảnh đó ở đâu?
Phía đại diện cũng cho biết, công ty đã cho kiểm tra, rà soát lại tất cả nội dung trên Fanpage của bên công ty, kiểm tra tất cả những phương tiện truyền thông công ty đã làm việc, hiện chưa phát hiện hình ảnh này, mọi người có thể kiểm tra ngay.
Đại diện Công ty TNHH Thương mại Hamin Bio chưa cam kết 100% đơn vị có đạo nhái hình ảnh như mạng xã hội đang đăng tải hay không, bởi nội dung này cần rà soát lại. Song Công ty TNHH Thương mại Hamin Bio khẳng định: Chu Thanh Huyềnchưa bao giờ chỉ đạo bất cứ ai lấy hình ảnh của một nhãn hàng khác hay hình ảnh của một diễn viên, một thương hiệu khác để bán sản phẩm của bên Huyền.
Tiktoker Lan Vát bán hàng "hot" Hàn Quốc hay "hàng lố" Việt Nam?
Lan Vát, cái tên quen thuộc với những ai thường xuyên "lạc lối" vào các buổi livestream triệu đô của giới hot Tiktoker. Từ Quyền Leo, Phạm Thoại, Hương Giang... cô nàng đều góp mặt với vai trò một "nữ hoàng bán hàng", giới thiệu đủ loại sản phẩm "Made in Korea". Tuy nhiên, đằng sau những lời hoa mỹ, những lời khẳng định chắc nịch về hiệu quả sản phẩm, liệu Lan Vát có đang "lừa dối" người tiêu dùng?
Trong một clip livestream bán hàng, khi quảng cáo sản phẩm film ngậm trắng da, Lan Vát không ngần ngại tung hô: "Bộ Y tế Hàn Quốc công nhận, sáng chế mới nhất, nhập khẩu chính ngạch...". Thế nhưng, khi giới thiệu collagen, nữ tiktoker này lại "lúng túng" lúc thì khẳng định "collagen Hàn Quốc, hàm lượng cao", lúc lại khẳng định "collagen Italia". Sự "lạc lối" trong lời giới thiệu sản phẩm này khiến người xem không khỏi nghi ngờ về nguồn gốc và chất lượng của những sản phẩm mà Lan Vát đang tung hô, chào bán.
Thực tế, nhiều người dùng đã lên tiếng phản ánh về hiệu quả của sản phẩm. "Vô thưởng vô phạt", "Collagen như nước lã", "Không thấy tác dụng như quảng cáo" là những lời nhận xét phổ biến.
Sự thật về những sản phẩm được Lan Vát "tâng bốc" là gì? Liệu có thực sự là "hàng hot" Hàn Quốc hay chỉ là "hàng lố" được "hô biến" để đánh vào tâm lý ham rẻ, ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng? Câu hỏi này cần được làm rõ để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và tạo lập một thị trường tiêu dùng minh bạch, lành mạnh.
Nhận diện sản phẩm mũ bảo hiểm Honda thật và giả
Logo nhãn hàng: Logo Honda được in phía trước, phía sau của từng chiếc mũ
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, việc sử dụng mũ bảo hiểm chính hãng khi tham gia giao thông sẽ làm giảm nguy cơ tử vong lên đến 70%. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.Cùng Trạm tin thị trường hôm nay điểm qua các đặc điểm nhận diện mũ bảo hiểm chính hãng.
Những chiếc mũ giả được sản xuất tương tự những sản phẩm hàng thật, khiến người dùng khó phân biệt. Việc sử dụng mũ giả sẽ tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng cho người dùng. Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, mũ bảo hiểm giả sẽ không thể bảo vệ đầu khỏi những chấn thương, thậm chí, nó còn làm tăng nguy cơ chấn thương nhiều hơn. Dưới đây là 4 đặc điểm giúp người tiêu dùng phân biệt, nhận diện sản phẩm mũ bảo hiểm Honda chính hãng và hàng giả:
Thứ nhất, logo nhãn hàng: Logo Honda được in phía trước, phía sau của từng chiếc mũ. Phía sau mũ, bên cạnh dòng chữ Honda, sẽ đi kèm biểu tượng hình cánh chim đã được đăng ký bảo hộ và có dấu hợp quy.
Thứ hai, mũ bảo hiểm chính hãng được in thông tin sản phẩm, thông tin nhà sản xuất bên trong mũ. Hàng giả không có thông tin, nếu có đó là thông tin giả.
Thứ ba, chất lượng mũ: Mũ bảo hiểm chính hãng chịu được tác động mạnh khi có va chạm, giảm nguy cơ tử vong lên đến 70%. Mũ bảo hiểm giả không chịu được lực mạnh khi tác động, dễ bong, vỡ, thậm chí gây nguy hại cho người dùng.
Nick Facebook “Hải Con Authentic” bán hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
Qua theo dõi, trang facebook có tên Hải Con Authentic có hơn 90 nghìn lượt theo dõi thường xuyên bán hàng các thương hiệu nổi tiếng có dấu hiệu kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.
Cụ thể, trang facebook này thường xuyên bán các sản phẩm là quần áo, giày dép in tên của các thương hiệu nổi tiếng như: Lacoste, Adidas, Nike... quảng cáo là hàng hiệu nhưng lại bán giá vài chục ngàn đồng/sản phẩm.
Trong một video clip gần đây nhất, Hải Con Authentic thông báo xả, thanh lý toàn bộ hàng hóa, bán bộ 5 sản phẩm quần ship nam in thương hiệu Lacoste với giá 179.000 đồng.
Trong quá trình kiểm tra nếu không phát hiện vi phạm, có cần lập biên bản hay không?
Một bạn đọc gửi đến chuyên mục Trạm tin thị trường với câu hỏi: Nếu trong quá trình kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường khôngphát hiện vi phạm, có cần lập biên bản hay không?
Về vấn đề này, theo tìm hiểu của Báo Công Thương, việc lập biên bản kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 27/2020/TT-BCT Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Theo đó, việc lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính tại nơi kiểm tra thực hiện như sau:
a) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều chấp hành đúng pháp luật thì Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra;
b) Trường hợp kết quả các nội dung kiểm tra đều phát hiện vi phạm hành chính hoặc có nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật, có nội dung kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính và không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này thì Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra; lập biên bản vi phạm hành chính hoặc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản nếu thuộc trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức đối với vi phạm hành chính đã phát hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Thông tư này;
c) Trường hợp kết quả kiểm tra có nội dung kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm hành chính cần phải thẩm tra, xác minh làm rõ để kết luận thì Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra đồng thời đề xuất người ban hành quyết định kiểm tra tổ chức thu thập, thẩm tra, xác minh để bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đà Nẵng: Thu giữ trên 1.800 đôi giày, dép giả nhãn hiệu Crocs, NIKE
Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh L.P.H địa chỉ tại 265 Nguyễn Công Hoan và địa điểm kinh doanh tại 111/22 đường Nguyễn Công Hoan, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng thuộc Hộ kinh doanh L.P.H.
Qua kiểm tra địa điểm 265 Nguyễn Công Hoan, Đoàn kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh đang bán dép có gắn nhãn hiệu NIKE, giày có gắn thương hiệu Crocs có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE, Crocs đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Tương tự, tại địa điểm kinh doanh địa chỉ 111/22 Nguyễn Công Hoan, Đoàn kiểm tra ghi nhận hộ kinh doanh L.P.H hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường. Đồng thời, tại địa điểm kinh doanh này, Đoàn kiểm tra phát hiện đơn vị đang bày bán hàng hóa là dép có gắn dấu hiệu NIKE, giày có gắn dấu hiệu Crocs có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE, Crocs (hình) đang được bảo hộ tại Việt Nam. Như vậy, tại hai địa điểm, Đoàn kiểm tra đã phát hiện, tạm giữ hơn 1.800 đôi giày, dép các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE và Crocs.
Đội QLTT số 6 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số lượng hàng hóa tại 2 cơ sở kinh doanh nêu trên và phối hợp với các chủ thể quyền để xác nhận hàng thật - hàng giả để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên tiếp phát hiện, tạm giữ gần 80.000 quyển sách giả trên địa bàn các tỉnh phía Nam
Những ngày vừa qua, Cục Quản lý thị trường các tỉnh Đồng Nai, Sóc Trăng, Tây Ninh, liên tục kiểm tra và phát hiện tổng gần 80.000 quyển sách giả tại các cơ sở kinh doanh.
Cụ thể, sáng 12/6/2024, Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh) đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại nhà sách Kiều Trâm, địa chỉ tại số 76, đường Võ Thị Sáu, khu phố 4, Phường 3, TP. Tây Ninh. Qua kiểm tra, phát hiện Nhà sách Kiều Trâm trên đang buôn bán các loại sách giáo khoa nhiều khối lớp học khác nhau có dấu hiệu giả mạo với số lượng hơn 5.500 quyển, tổng trị giá hàng hóa hơn 117 triệu đồng.
Trước đó, ngày 4/6/2024, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng) đã phối hợp với lực lượng Công an địa phương, tổ chức kiểm tra đột xuất Công ty TNHH B.H (địa chỉ, phường 3, TP. Sóc Trăng). Qua kiểm tra, đơn vị này đã phát hiện và tạm giữ tổng số hơn 40.000 quyển sách các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Trước đó nữa, ngày 22/5/2024, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Công an huyện Nhơn Trạch tiến hành kiểm tra đột xuất Doanh nghiệp tư nhân T.T. (địa chỉ tại tổ 11, khu phố Mỹ Khoan, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch), do ông N.T.T. làm chủ doanh nghiệp. Tại đây phát hiện gần 34.000 quyển sách các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, tổng giá trị theo giá bán niêm yết hơn 600 triệu đồng.
Sạc dự phòng “rởm” - quả bom nổ chậm chuốc hoạ vào thân
Ghi nhận của PV Báo Công Thương, sản phẩm bán chạy trên sàn TMĐT hôm nay là sạc dự phòng loại 30.000 MAH (sạc nhanh) có giá 166.320 đồng/sản phẩm (trợ giá 67%)
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng liên tục sẽ khiến, pin điện thoại nhanh hết, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Nắm bắt được điều đó, nhiều nhà sản xuất điện tử đã cho ra đời sạc pin dự phòng có thể mang kèm người rất tiện lợi.
Bản chất sạc pin dự phòng là tập hợp của các viên pin sạc. Pin sạc dễ gây cháy, nổ nếu nhà sản xuất sử dụng vật liệu, linh kiện kém chất lượng. Thông thường, các nhà sản xuất danh tiếng sử dụng pin Lithium-ion và Lithium-Polymer cao cấp.
Tuy nhiên, để cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận, có hãng dùng pin Lithium-ion rẻ tiền. Chiính Điều này làm gia tăng nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra pin sạc không rõ xuất xứ, kém chất lượng rất nhanh hỏng, nhanh chai, khả năng tích điện kém,...
Bất chấp tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ thiệt hại về tài sản, tính mạng, nhiều tiểu thương vẫn sẵn sàng Tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, với giá thành siêu rẻ, chỉ bằng 1/3 của sản phẩm sạc dự phòng xịn, chính hãng, có giấy tờ, tem mác kiểm định, nhằm đánh vào tâm lí, túi tiền của người dùng đặc biệt là học sinh sinh viên để trục lợi cá nhân bởi đây là sản phẩm đem lại lợi nhuận vô cùng lớn.
Do đó, người tiêu dùng cần tỉnh táo, cẩn trọng khi chọn mua sản phẩm này, nên đến những cửa hàng chất lượng, có tên tuổi như Viettel, FPT… hoặc nếu mua trên sàn điện tử thì cần tìm đúng gian hàng chính hãng mà thương hiệu uy tín đó đã đăng kí với nền tảng để mua, tránh ham rẻ để nhận về hậu quả khó lường, chuốc hoạ vào thân.

Chu Thanh Huyền "phớt lờ" cộng đồng mạng khi bị tố bán hàng không rõ nguồn gốc
Một trong những nhân vật bán hàng online nổi tiếng hiện nay trên mạng xã hội chính là Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ Quang Hải. Nữ tiktoker này bán sản phẩm chăm sóc tóc, da..., hàng hóa được giới thiệu là có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, ồn ào xung quanh việc bán hàng online của Chu Thanh Huyền chưa bao giờ có điểm dừng.
Chu Thanh Huyền nổi tiếng với hàng loạt livestream bán hàng trên Tiktok
Cộng đồng mạng liên tục có những bình luận, hay các video bóc phốt gay gắt về chất lượng các sản phẩm hàng hóa do hotgirl Chu Thanh Huyền quảng cáo, giao bán trên các nền tảng thương mại điện tử, từ sản phẩm kích thích mọc tóc, đến chăm sóc da mặt. Đông đảo cư dân mạng đồng tình cho rằng “cần phải làm thật nhiều clip bóc phốt về Chu Thanh Huyền vì nhiều người bị lừa quá”; “Dùng sản phẩm chán lắm, bị kích ứng đến giờ còn chưa hồi...”.
Đỉnh điểm, mới đây, mạng xã hội lan truyền thông tin một khách hàng đặt mua sản phẩm Viên uống Biotin men bia 10000 từ Hotgirl Chu Thanh Huyền nhưng uống xong bị đau bụng, đi ngoài tiêu chảy. Dù đã phản hồi lại, nhưng hot tiktoker này không phản hồi và chưa đưa ra bình luận. Ngay sau sự việc xảy ra, cộng đồng mạng tiếp tục “bóc phốt” về nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa mà nữ tiktoker này đang bán như: “Tìm mãi bên thị trường Hàn, không có các sản phẩm như này”; “Hàng gia công nên chất lượng chỉ vậy thôi”,...
Trước đó, nữ hotgirl này còn vướng vào lùm xùm vì quảng cáo mỹ phẩm quá lố, thổi phồng công dụng như tiên dược với những câu từ khẳng định, tìm mọi cách thu hút người xem: “toner diệt mụn”, “kiếp này sẽ không bao giờ bị mụn”,... Sau những lời quảng cáo có cánh, dân mạng phong cho hotgirl này biệt danh “cô gái bốc phét nhất Tiktok”. Ngoài ra khi livestream bán hàng, nhân vật này nói sai thành phần mỹ phẩm, có thể gây hiểu lầm nghiêm trọng với người dùng.

Trạm tin thị trường ngày 8/6: Dân mạng bóc phốt hot tiktoker Chu Thanh Huyền “nổ” công dụng sản phẩm
Xin kính chào quý vị và các bạn đang theo dõi “Trạm tin thị trường” trên kênh Youtube của Báo Công Thương số ra ngày 8/6/2024. “Trạm tin thị trường” hôm nay gồm có những thông tin đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
- Dân mạng bóc phốt hot tiktoker Chu Thanh Huyền “nổ” công dụng sản phẩm
- Gian lận số mắt xem ở livestream của Tiktoker Võ Hà Linh?
- Sách thật - sách giả: Cuộc chiến chưa bao giờ dừng lại
- Hà Nội: Nghi vấn cửa hàng xăng dầu gian lận trong kinh doanh...

Dân mạng bóc phốt hot tiktoker Chu Thanh Huyền “nổ” công dụng sản phẩm
Hot tiktoker Chu Thanh Huyền đang bán nhiều sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp, sản phẩm có lợi cho sức khỏe trên nhiều nền tảng thương mại điện tử, song nhiều ý kiến phản hồi, các sản phẩm do nữ hot tiktoker này bán vướng nhiều về nguồn gốc, chất lượng và công dụng sản phẩm.
Chu Thanh Huyền sinh năm 2000, sinh ra ở Hà Nội, vợ của tuyển thủ quốc gia Việt Nam - Nguyễn Quang Hải, là một trong những hot girl livestream bán hàng nổi tiếng trên TikTok.
Đỉnh điểm cô từng chia sẻ doanh thu sau một phiên live “chưa dùng hết năng suất” đã đạt 1,6 tỷ đồng dù mới live hơn 1 tiếng đồng hồ.
Hot tiktoker này luôn show doanh số khủng như lượng mắt xem cao, đơn chốt ầm ầm, luôn trong tình trạng cháy hàng… đặc biệt sản phẩm thuốc kích thích mọc tóc được nữ tiktoker này quảng cáo rầm rộ, bán hàng chục ngàn sản phẩm trong chưa đầy 2 ngày... Song sản phẩm này luôn vướng vào lùm xùm về nguồn gốc cũng như công dụng thực chất của sản phẩm.
Hay một sản phẩm khác có chứa Retinol cũng được nữ tikoker quảng bá rầm rộ và tư vấn là dùng được cho mẹ bầu, xong nhiều độc giả phản bác lại rằng “Retinol đã được chứng minh rằng đây là một hoạt chất không thể dùng cho mẹ bầu, nếu dùng gây ra nhiều tác động xấu đến phôi thai” điều này đã được kiểm chứng không dùng được cho phụ nữ mang thai.
Ngoài phản hồi từ một bộ phận khách hàng về các sản phẩm có dấu hiệu kém chất lượng, hàng gia công Hàn Quốc, lên án chủ kênh coi thường sức khỏe khách hàng, hot girl 10X này còn vướng nghi vấn quảng cáo “lố”, dùng những câu từ “lên mây” để bán sản phẩm dù đọc sai cả thành phần.

Nhộn nhịp thị trường đồ hóa trang trước ngày lễ halloween
Sau Tết Trung thu, phố Hàng Mã lại "lên đồ" đón mùa lễ hội Halloween sôi động với các mặt hàng đồ chơi tạo cảm giác ma mị nhưng không kém phần cuốn hút.

Du lịch việt sẽ trở lại mạnh mẽ hơn
Để chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế khi điều kiện cho phép, Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) trong thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây đã nhấn mạnh, chúng ta cần sẵn sàng thực hiện một chương trình quảng bá định vị Việt Nam như một “Thiên đường an toàn”.

Vietnam rok look towards us$100 billion in twoway trade
(VEN) - Minister of Industry and Trade Tran Tuan Anh talked to the media about the results of a working trip to the Republic of Korea (RoK) for the ASEAN-RoK Commemorative Summit, the Mekong-RoK Summit, and an official visit to the RoK from November 24-28.