
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với 9 địa phương tháo gỡ khó khăn dự án lưới điện
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 19/10/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với 9 địa phương tháo gỡ khó khăn dự án lưới điện; Bộ Công Thương bồi dưỡng chuyên sâu công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Chuyển đổi số để "thay da đổi thịt" cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với 9 địa phương tháo gỡ khó khăn dự án lưới điện
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với 9 địa phương có dự án lưới điện
Ngày 17/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã có buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo 9 tỉnh, thành phố và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về các dự án lưới điện.
Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất điện phải đạt gấp gần 2 lần so với công suất toàn hệ thống tại thời điểm này. Tuy nhiên theo quy hoạch, một số dự án nguồn điện lớn sẽ chậm tiến độ, nhất là các dự án điện khí.
Mặt khác, trong Quy hoạch điện VIII, điện khí chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng sản lượng điện đến năm 2030 và giá thành điện năng ở thời điểm năm 2030 có thể tăng rất nhanh và cao. Trước hiện trạng trên, Bộ Công Thương đã đề xuất với Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ cho phép rà soát Quy hoạch điện VIII để giải quyết vấn đề này.
Để kịp thời nắm bắt tiến độ thực hiện các dự án cũng như giải quyết những vướng mắc trong triển khai một số dự án lưới truyền tải điện 500 KV và 200 KV để phục vụ nhập khẩu điện và giải toả công suất một số trung tâm điện lực. Chiều ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã có buổi họp trực tuyến với các địa phương có những dự án điện đi qua.
Tại cuộc họp, ông Phạm Hồng Phương - Phó Tổng Giám đốc EVN – đã báo cáo về tình hình triển khai, cũng như những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các dự án lưới điện nhập khẩu điện Lào, các dự án đồng bộ Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 và dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Cũng tại cuộc họp, đã có 14 ý kiến của các địa phương, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Cục Điều tiết Điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo về tình hình thực hiện các dự án điện tại các địa phương và cùng chủ đầu tư trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, với quyết tâm cao nhất để đảm bảo tiến độ các dự án.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo đánh giá cao các Bộ, ngành, các tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khẩn trương triển khai các dự án, quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc thi công, triển khai các dự án liên quan.
Để có thể sớm hoàn thành các dự án, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, các tỉnh thành phấn đấu với quyết tâm cao nhất hoàn thành các dụ án điện. trong đó sớm giải quyết những vướng mắc về giair phóng mặt bàng, bồi thường..
Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Bộ trưởng đề nghị, các tỉnh, chủ đầu tư nhất phải có báo cáo tiến độ chi tiết hàng tuần, thậm chí là hàng ngày cho từng dự án.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, bắt đầu từ ngày 17/10, Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng sẽ họp giao ban định kỳ 2 tuần một lần với các Bộ ngành, địa phương, đơn vị liên quan để giải quyết kịp thời những vướng mắc, trước mắt tập trung vào 3 dự án lớn: Đầu tiên là dự án lưới điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam; dự án 500KV Nậm Sum - Nông Cống; lưới điện giải toả công suất của dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4; nhà máy 500 Kv Lào Cai- Vĩnh Yên...
Bộ Công Thương bồi dưỡng chuyên sâu công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hội nghị, có gần 200 đại biểu là lãnh đạo, các công chức, viên chức các đơn vị Bộ Công Thương cùng các chuyên gia, báo cáo viên
Thực hiện Quyết định số 505/QĐ-BCT ngày 12/3/2024 của Bộ Công Thương về việc giao Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2024, Văn phòng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác truyền thông, công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Bộ Công Thương năm 2024 dành cho đối tượng là lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác thông tin tuyên truyền tại các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ và tại một số tập đoàn, tổng công ty, viện, trường đại học thuộc Bộ. Việc tổ chức hội nghị nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, nhất là truyền thông chính sách.
Sáng ngày 17/10/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu công tác truyền thông, công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại Bộ năm 2024.
Tham gia hội nghị, có gần 200 đại biểu là lãnh đạo, các công chức, viên chức các đơn vị Bộ Công Thương; cùng các chuyên gia, báo cáo viên tại hội nghị, gồm có: Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Lê Quốc Vinh - CEO LeBros; ông Nguyễn Hoàng Nhật - Phó Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus; ông Nguyễn Bá Dương - Thiếu tướng, PGS.TS, Nhà giáo nhân dân, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương - Trưởng nhóm Chuyên gia 35 Quân uỷ Trung ương.
Chương trình tập huấn tập trung các nội dung: Kỹ năng trong công tác truyền thông và xử lý khủng hoảng truyền thông; hướng dẫn viết bài về cách tiếp cận và nội dung bài viết về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trong ngành Công Thương; ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong tác nghiệp đa phương tiện; công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Ngô Quang Long - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, báo chí nói chung và các cơ quan truyền thông, báo chí của Bộ Công Thương nói riêng đã luôn là cầu nối quan trọng giữa Bộ với doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ hiệu quả giúp ngành Công Thương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Lưu Đình Phúc – Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông - đánh giá cao công tác cung cấp thông tin báo chí của Bộ Công Thương thời gian qua. Đặc biệt, công tác thông tin, truyền thông cho báo chí được Bộ Công Thương quan tâm sâu sát, kịp thời và được các cơ quan báo chí, cũng như phóng viên theo dõi ngành ghi nhận.
Cũng tại hội nghị, ông Lưu Đình Phúc đã chia sẻ nội dung "Hiểu cho đúng về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí" với những thông tin quy định về quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí về các chính sách, chủ trương đối với các Bộ, ngành...
Với nhiều nội dung quan trọng, hội nghị tập huấn là dịp để bồi dưỡng, trang bị, bổ sung những thông tin, kiến thức về những quy định mới của Nhà nước có liên quan đến công tác truyền thông và phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; đồng thời là diễn đàn chia sẻ các tình huống, những vướng mắc trong cung cấp thông tin báo chí. Qua đó, nâng cao ý thức cho công chức, viên chức thuộc Bộ công Thương về công tác cung cấp thông tin, báo chí, nhằm đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu công tác thời gian tới.
Chuyển đổi số để "thay da đổi thịt" cho hoạt động xúc tiến thương mại
Công tác xúc tiến thương mại đã mang lại nhiều giá trị thực tiễn cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước
Trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số không còn là xu hướng mà trở thành hướng đi bắt buộc.
Trước xu hướng này, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại.
Công tác xúc tiến thương mại đã mang lại nhiều giá trị thực tiễn cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước. Các hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với các thị trường trong và ngoài nước, để hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc khai thác tìm kiếm thị trường, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã và đang tăng cường hợp tác với sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, như sàn thương mại điện tử Alibaba, Amazon, Tiki, Shopee, Lazada và Voso để xây dựng những gian hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, thúc đẩy giao dịch hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu.
Đặc biệt, nhằm nâng cao năng lực thực hiện công tác xúc tiến thương mại trên các nền tảng số, Cục Xúc tiến thương mại đã triển khai các khóa tập huấn với các nội dung đa dạng, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã trên nhiều lĩnh vực thu hút sự tham gia của đông đảo học viên từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã của các địa phương.
Thời gian tới Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả, thực chất các Hiệp định thương mại tự do. Trong đó, chuyển đổi số phải gắn với chuyển đổi xanh trong xúc tiến thương mại một cách tích cực nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển ngoại thương bền vững.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Doanh nghiệp không xin hỗ trợ bằng tiền mà bằng sự động viên và cơ chế
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước ngày 21/9, nhiều doanh nhân đã đưa ra các ý kiến và sáng kiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong số đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sovico, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biến Việt Nam thành trung tâm hàng không của khu vực và thế giới.
Theo bà Thảo, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy thách thức, Việt Nam cần tận dụng vị trí địa lý thuận lợi để thu hút nhanh chóng các hoạt động du lịch, giao thương và đầu tư quốc tế. Bà đề xuất việc khẩn trương đầu tư và nâng cấp hệ thống sân bay quốc tế nhằm biến Việt Nam thành một trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hóa quốc tế, tương tự như Bangkok, Singapore hay Hàn Quốc. Điều này sẽ không chỉ thúc đẩy ngành hàng không mà còn là động lực phát triển mạnh mẽ cho nhiều ngành kinh tế khác.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sovico. Ảnh: VGP
Đại diện Vietjet cũng nhấn mạnh tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nhân lực và công nghệ hàng không. Với hơn 100 tàu bay đang vận hành, Vietjet lại chưa có hệ thống hanggar tại Việt Nam, phải thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật tại sân bay Viêng Chăn, gây tốn kém chi phí. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho trung tâm dịch vụ kỹ thuật tàu bay tại các sân bay Việt Nam sẽ là bước đi cần thiết để phát triển ngành công nghiệp hàng không. Ngoài ra, với số lượng đặt hàng lớn, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm sản xuất và lắp ráp linh kiện tàu bay như Trung Quốc đang làm với Boeing và Airbus.
Những ý kiến này đã làm nổi bật khát vọng và khả năng của Việt Nam trong việc trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng không quốc tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững.

Kim ngạch thương mại việt nam eu đối diện thách thức và triển vọng
Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU đã diễn ra thành công, sự kiện quy tụ đông đảo các DN, đại biểu quốc tế thảo luận về tương lai của hợp tác TM Việt Nam-EU.

Diễn đàn thương mại việt nam – eu 2023 hành trình hợp tác bền vững và triển vọng tương lai
Ngày 27/11/2023, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện "Diễn đàn Thương mại Việt Nam – EU năm 2023" do Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ tổ chức.

Vietnamese exporters updated about expanded us protectionism
(VEN) - The number of anti-dumping and anti-subsidy lawsuits by the US has doubled under the current administration, exposing imports from Vietnam and other countries to new challenges, deputy director of the Ministry of Industry and Trade’s Trade Remedies Authority Chu Thang Trung said recently. He spoke at the Vietnam-US Trade Forum held on May 18 in Ho Chi Minh City.