tan nguyen tiep tuc co nhieu phat ngon sai trai den muc phai xu ly

Tần Nguyễn tiếp tục có nhiều phát ngôn sai trái đến mức phải xử lý

Sau hàng loạt phát ngôn sai lệch về lịch sử, ''thầy dạy làm giàu'' Tần Nguyễn còn tiếp tục có những tuyên bố vô căn cứ về quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Vừa qua, Báo Công Thương đã có bài phản ánh về việc "diễn giả", "chuyên gia tài chính" Tần Nguyễn - tức ông Nguyễn Văn Tần có rất nhiều phát ngôn sai lệch về lịch sử Việt Nam, có nhiều thông tin gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ đối ngoại. Bức ảnh được đăng kèm bài giải thích trên trang cá nhân của Tần Nguyễn. (Nguồn ảnh: Facebook) Sau bài viết trên, Tần Nguyễn cũng có một bài giải thích trên mạng xã hội Facebook, khẳng định mình chỉ “truyền cảm hứng cho các bạn trẻ yêu nước, niềm tự hào dân tộc” và không hề có mục đích “lồng ghép chia rẽ, công kích hay phân biệt bất cứ điều gì làm tổn hại đến quê hương đất nước Việt cả.” Trong văn bản gửi tới Báo Công Thương (3 lần), ông Nguyễn Văn Tần cho biết, đã họp gấp hội đồng quản trị để xem xét kỹ lưỡng về thông tin này. “Chúng tôi khẳng định những nội dung mà chúng tôi lan tỏa là những thông tin tích cực được trích ra trong những chương trình huấn luyện về truyền động lực học của chúng tôi và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mình làm”; “Tất cả những gì chúng tôi viết trên đó là cổ vũ, khích lệ động viên, thúc đẩy truyền động lực cho tất cả những thanh niên, đặc biệt là thanh niên Thanh Hoá… vì bản thân có cảm tình đặc biệt với thanh niên Thanh Hoá”. Trên cơ sở những phân tích tương tự như trên, ông Nguyễn Văn Tần yêu cầu Báo Công Thương phải gỡ bỏ bài viết mà ông cho là sai sự thật, phải đính chính xin lỗi đồng thời ông còn có ý "doạ" sẽ đưa sự việc ra pháp luật cũng như uỷ quyền cho Văn phòng luật sư để giải quyết. Phản hồi, giải quyết đơn thư kiến nghị của ông Nguyễn Văn Tần, Báo Công Thương đã cử cán bộ liên hệ, trao đổi và gửi công văn mời ông Nguyễn Văn Tần đến toà soạn Báo Công Thương (tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh) để làm việc nhưng đến nay Báo vẫn chưa nhận được phản hồi về vấn đề này. Để rộng đường dư luận và tiếp tục làm sáng tỏ sự việc, Báo Công Thương xin khẳng định những nội dung báo phản ánh là chính xác, đúng sự thật và báo có đầy đủ căn cứ, thông tin, cơ sở để chứng minh phát biểu của ông Tần có nhiều nội dung vi phạm pháp luật, gây chia rẽ vùng miền, kỳ thị địa phương...song ông lại luôn "cao giọng" chỉ nói tốt và "truyền động lực". Điều này thể hiện ở một số vấn đề sau: Thứ nhất, ông đã cố tình dựng chuyện, phát tán thông tin sai sự thật, biến quan điểm chủ quan, cá biệt thành cái phổ biến trong xã hội, thể hiện rõ tính chất kỳ thị, phân biệt vùng miền, miệt thị người Thanh Hoá khi nói: "Nhưng mà nó nghèo nên nó tinh lắm, quái lắm, mắt của nó cứ long sòng sọc như quạ vào chuồng lợn. Cho nên ai cũng ghét Thanh Hoá, tại nó khôn quá”.“Cái bọn Thanh Hoá và bọn Do Thái giống hệt nhau, đi đâu cũng bị ghét. Đất của nó gọi là gà đào công sự tức là nó cằn cỗi. Vừa đông người vừa khó khăn”. Xin thưa với ông Nguyễn Văn Tần, hiện tượng một số người cá biệt ghét người Thanh Hoá hay người Do Thái có thể là có nhưng ông nâng lên thành "ai cũng ghét Thanh Hoá", "đi đâu cũng bị ghét" thì chính là truyền bá thông tin mang tính miệt thị, phân biệt vùng miền, vô hình trung gián tiếp tuyên truyền tiêu cực. Hiện tượng cá biệt thì có thể là có, nhưng "ai cũng ghét", "đi đâu cũng bị ghét" thì ông đã cố tình vơ đũa cả nắm, xúc phạm người Thanh Hoá. Thứ hai, ông đã thông tin sai sự thật và xúc phạm người Thanh Hoá khi nói: “Nó đói đến mức phải cậy rau má ở ngoài đường ăn...". Đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật bởi câu thành ngữ "ăn rau má" này không phải vì đói mà gắn với thực tế lịch sử, truyền thống chống ngoại xâm của dân Thanh Hoá. Khi thực dân Pháp làm đường xe lửa để vận chuyển tài nguyên khoáng sản về nước, làm đường tàu đến đất Hoằng Hoá thì bị dân ta tổ chức phá, làm cho công việc của bọn chúng rất khó khăn. Quan Pháp mới hỏi quan huyện Hoằng Hoá là tại sao lại để dân chúng phá đường tàu? Quan huyện Hoằng Hoá cũng là người yêu nước đã nói rằng:"Thưa quan, dân chúng con khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà rau má trên đường tàu là non và ngon nhất, dân con không cố ý phá đâu ạ." Đây là câu chuyện có thật, nói lên tinh thần yêu nước của người dân xứ Thanh chứ không phải đói đến mức đào rau má ăn như ông Tần phát ngôn. Chả thế mà cách đây ít lâu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà đã mặc chiếc áo dài in hình rau má để chia sẻ với mọi người sự thật về nguồn gốc của câu nói “ăn rau má phá đường tàu” chính là sự hy sinh thầm lặng của những người con Thanh Hoá trong công cuộc bảo vệ đất nước. Thứ ba, trong phát ngôn của ông Nguyễn Văn Tần, mặc dù chủ ý truyền động lực nhưng ông lại có nhiều câu chữ lập luận rất chủ quan, nói xấu về phẩm chất người Thanh Hoá như đoạn: "Toàn là dân giao hàng, tôi chơi toàn với dân Thanh Hoá, mình cứ hở ra là nó thịt mình ngay. Bản năng nó vậy nên nó mới giàu…”; "tôi bị nó vả liên tục"...Như vậy ông đã cố tình cường điệu hoá, phổ biến hoá những tính xấu khôn lỏi để mà quy kết cho người Thanh Hoá. Đó là điều không thể chấp nhận. Nhiều bạn đọc đã làm clip phản ứng và chỉ rõ từng điểm sai trái của ông Tần. Ở đâu thì cũng có người tốt, người xấu, Thanh Hoá cũng vậy, có rất nhiều tầng lớp khác nhau, có cả người giàu, người ở địa vị xã hội cao chứ không phải ai cũng nghèo, cũng láu cá, khôn lỏi như một bộ phận người mà ông Tần tiếp xúc để rồi ông khái quát thành "cái bọn Thanh Hoá" đều như vậy. Đó là chưa kể đến một số cái sai khác như ông văng tục, ông dùng đại từ nhân xưng không phù hợp "bọn Thanh Hoá", "chúng nó"... Ngoài nhưng nội dung trên, qua quá trình tìm hiểu trên mạng xã hội Tiktok, phóng viên Báo Công Thương đã phát hiện thêm rất nhiều đoạn video từ chính trang cá nhân của Tần Nguyễn, mà trong đó không những chứa những thông tin sai lệch, mà còn mang tư tưởng công kích những nước có quan hệ đối tác với Việt Nam, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ đối ngoại. Cụ thể, trong một video có hơn 92.000 lượt thích, Tần Nguyễn tuyên bố: “Khi mà chúng ta chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ, chỉ có một vài nước công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, Ấn Độ. Thật ra khi chúng ta chiến thắng thực dân Pháp, thì khối phương Tây cũng không công nhận chúng ta, nó cho rằng chúng ta là một tổ chức khủng bố”. Ở đây, Tần Nguyễn đã có một số phát biểu sai trắng trợn. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tính tới ngày Việt Nam chiến thắng quân Pháp tại Điện Biên Phủ (7/5/1954), nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 10 quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô và một số quốc gia Đông Âu khác như Hungary và Ba Lan. Đặc biệt, cả Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950. Tuy vậy, mãi đến ngày 07/01/1972, tức 18 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ấn Độ mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam chứ không phải như ông Tần nói linh tinh. Trong khi đó, lời tuyên bố “Phương Tây cho rằng chúng ta là một tổ chức khủng bố” khi giành chiến thắng tại Điện Biên Phủ là một lời phát biểu không hề có căn cứ. Thực tế, sau chiến thắng, nhiều cơ quan báo chí phương Tây đã có lời ngợi ca tài năng chiến lược của quân đội ta. Tại Pháp, chỉ một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tạp chí Paris Match có bài viết cho rằng chiến thắng này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến Pháp, khiến lực lượng nước này không khỏi bất ngờ. 10 năm sau, tờ New York Times nổi tiếng của Mỹ khi nói về chiến thắng Điện Biên Phủ đã có lời nhận định: “Người Châu Á, sau nhiều thế kỷ nô dịch, đã đánh bại người da trắng ở chính trò chơi của anh ta.” Sau đó, Tần Nguyễn có phát ngôn như sau: “Bạn nên nhớ là mãi đến năm 1977, cái đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta nó mới thực tế có một ghế tại Đại hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Nó giống như Palestine bây giờ vậy, là một quốc gia nhưng mà không ai công nhận quyền độc lập, hiểu chưa?” Ở đây Tần Nguyễn có tổng cộng 3 phát ngôn sai sự thật. Đầu tiên, một năm trước khi gia nhập Liên Hợp Quốc, vào ngày 02/07/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tiếp theo, vào năm 1977, Việt Nam chỉ mới gia nhập Liên Hợp Quốc, và mãi đến năm 2008, Việt Nam mới lần đầu tiên trở thành thành viên không thường trực của Đại hội Đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việc cho rằng Việt Nam thời bấy giờ và Palestine hiện tại “là một quốc gia nhưng không ai công nhận quyền độc lập” là một phát ngôn sai sót và bất hợp lý. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tính đến ngày Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (20/9/1977), có tới 98 quốc gia trên thế giới đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Về phía Palestine, hiện nay, có tới 145 trên tổng số 193 quốc gia tại Liên Hợp Quốc đã công nhận nước này là một quốc gia độc lập. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Palestine. Tiếp theo, khi nói về chế độ đô hộ của thực dân Pháp, Tần Nguyễn khẳng định: “Chúng ta là thuộc địa của Pháp và nó gọi chúng ta là Việt-Nam-mít-s. Việt-Nam-mít là cái dân ngu ấy mình hiểu nôm na là như vậy. Bọn Pháp gọi chúng ta Việt-Nam-mít tức là cái bọn mọi, nói cho hiểu chính tiếng Pháp là như vậy.” Ở đây, Tần Nguyễn đã bộc lộ sự thiếu hiểu biết không những về lịch sử, mà còn về ngôn ngữ. Thực tế, trước đây thực dân Pháp không hề gọi người dân Việt Nam là “Việt-Nam-mít”, mà gọi là “An-nam-mít”, trong tiếng Pháp là “Annamite”. Ở đây Tần Nguyễn đã nhầm lẫn từ “Annamite” với từ “Vietnamese” (phát âm là "Việt-Nam-mít-s") trong tiếng Anh, vốn không hề mang bất hàm ý miệt thị nào. Đây là một nhầm lẫn nghiêm trọng, vì bản thân từ “Annamite” đã được dùng để áp bức và nô dịch cả một thế hệ người Việt trong quá khứ, trong khi từ “Vietnamese” là cách mà nhiều bạn bè quốc tế gọi người Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Chẳng lẽ từ "Vietnamese" lại là một lời sỉ nhục? Đáng chú ý, trong đoạn video trên, Tần Nguyễn đã có liên tiếp có những phát ngôn gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường lối đối ngoại của Việt Nam, bêu xấu những nước mà Việt Nam hiện đang giữ mối quan hệ đối tác tốt đẹp. Cụ thể, trong đoạn video, Tần Nguyễn đã tuyên bố: “Khi nước Việt Nam chúng ta giành độc lập vào những năm 1954 ấy, thì Pháp và Anh là những cường quốc, bây giờ vai trò của Pháp với Anh nó có cái gì đâu?” và “Bây giờ nói thật với các bạn trên diễn đàn thế giới, Pháp chỉ lấy chỗ thôi, cái vị thế của Pháp trên thế giới nó không có bằng Việt Nam đâu, đó mới là cái niềm tự hào đấy.” Thực tế, cả Pháp và Anh hiện nay vẫn giữ vị thế quan trọng trên toàn cầu, khi lần lượt có nền kinh tế lớn thứ 5 và thứ 6 thế giới, và đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, cả Pháp và Anh đều là nước có quan hệ Đối tác Chiến lược đối với Việt Nam. Sau đó, ở cuối video, Tần Nguyễn nói: “Ở Đông Nam Á này, ai là người các cường quốc thường đến thăm? Ai là cái nước mà ngày nào báo chí thế giới cũng phải nhắc đến tên? Chẳng lẽ là Singapore? Không lẽ là Thái Lan? Hay là Phillipines?” Thực tế, các nước như Singapore, Thái Lan và Phillipines cũng là những nước đóng vai trò lớn cho nền kinh tế Đông Nam Á, và đều có sức ảnh hưởng lớn trên chính trường quốc tế. Vì vậy, việc Tần Nguyễn có hàm ý “hạ bệ” các quốc gia trên là hoàn toàn sai, và thậm chí còn vi phạm nguyên tắc về bình đằng và đoàn kết của ASEAN. Qua những phát biểu trên, có thể thấy rõ ràng rằng lời khẳng định về việc bản thân “không hề có ý chia rẽ” của Tần Nguyễn là hoàn toàn sai. Không những vậy, việc tiếp tục có những phát ngôn sai lệch lịch sử, gây chia rẽ nhưng lại biện minh rằng mình chỉ “truyền cảm hứng”, “truyền niềm tự hào dân tộc” là một hành động không thể chấp nhận được. Đặc biệt, những phát ngôn trên của Tần Nguyễn thuộc hành vị “Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc” vốn bị nghiêm cấm tại khoản 1, điều 8 Luật An ninh mạng 2018. Ngoài ra, Tần Nguyễn cũng đã thể hiện hành động vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Tiktok, vốn nghiêm cấm các phát ngôn mang tính thù địch, gây chia rẽ. Với tư cách là một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, Tần Nguyễn phải chịu trách nhiệm trước những phát ngôn sai sự thật, vô căn cứ, mang tính chia rẽ, kích động và ảnh hưởng tiêu cực đến đường lối đối ngoại Việt Nam của mình. Các cơ quan chức năng, và đặc biệt là đại diện Tiktok tại Việt Nam, cần nhanh chóng vào cuộc và xử lý nghiêm những hành vi như trên. Mặc dù đã có một số clip thanh minh, giải thích nhưng ông Nguyễn Văn Tần đến nay vẫn chưa hề xin lỗi bạn đọc và công luận về những phát ngôn gây hậu quả tai hại, nguy hiểm khôn lường của mình. Không những thế, ông còn tiếp tục có nhiều clip bình luận vô căn cứ, sai với đường lối, quan điểm đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, có thể ảnh hưởng xấu đến quan hệ quốc tế. Thậm chí ông còn có một số clip phát ngôn gây chia rẽ, kích động xấu đến mối quan hệ hoà bình, hợp tác, phát triển giữa các cường quốc trên thế giới và phát ngôn sai về quan điểm, chủ trương phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đến nay, Báo Công Thương vẫn chưa nhận được phản hồi của các cơ quan chức năng về một số nội dung báo phản ánh, báo sẽ tiếp tục tìm hiểu, làm rõ để bảo đảm sự lành mạnh, an toàn không gian mạng; các hoạt động thông tin tuyên truyền trên không gian mạng bảo đảm đúng các qui định của pháp luật, đúng tiêu chuẩn cộng đồng... Được biết, Tần Nguyễn tên đầy đủ là Nguyễn Văn Tần, sinh năm 1974, đăng ký địa chỉ thường trú tại phường An Lợi Đông, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Tần Nguyễn được biết đến là một diễn giả nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội với hàng loạt bài học chia sẻ về đầu tư, tài chính, chứng khoán. Hình ảnh của Tần Nguyễn được xây dựng là người đàn ông trải qua nhiều thăng trầm, thất bại để có thành công như hôm nay. Hiện tại, Tần Nguyễn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đào tạo GFB, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư giá trị toàn cầu Tần Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần GFB Invest.
nguoi con xu thanh hoang tuan cong len tieng ve nhung phat ngon cua tan nguyen

Người con xứ Thanh Hoàng Tuấn Công lên tiếng về những phát ngôn của Tần Nguyễn

Thời gian gần đây, “thầy dạy làm giàu” Tần Nguyễn - hay “diễn giả Tần Nguyễn (theo cách người này tự nhận) gây tranh cãi bởi những phát ngôn xúc phạm người dân Thanh Hóa, coi thường học vấn,... Nhiều ý kiến đã lên tiếng về những phản ngôn của người này. Mới đây, ông Hoàng Tuấn Công, một nhà nghiên cứu văn hoá dân gian và cũng là người dân Thanh Hóa đã đưa ra quan điểm về những phát ngôn của Tần Nguyễn. Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công. Ông cho biết: Chỉ đến khi đọc hai bài viết trên Báo Công Thương tôi mới biết đến cái tên Tần Nguyễn. Tôi cho rằng, ngoài những lời lẽ thiếu thận trọng khi nhận xét, miêu tả về người Thanh Hoá tựa như “man di mọi rợ”, ông Tần Nguyễn còn sai ở chỗ khái quát về “dân Thanh Hoá” nói chung, nhưng lại tập trung vẽ nên bức chân dung của những người lao động giản đơn”. Ông Hoàng Tuấn Công cho rằng, đó là hình ảnh của những kẻ “đầu trộm đuôi cướp”, chứ đâu phải là hình ảnh người lao động Thanh Hoá đang vươn lên làm giàu? Làm sao có thể “dạy làm giàu”, “học làm giàu” dựa trên những phẩm chất ấy được?. Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công nêu chính kiến trên trên cơ sở đánh giá khá kỹ càng, thận trọng. Ông là một nhà nghiên cứu chuyên sâu và rất yêu tiếng Việt. Ông là tác giả cuốn Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu, từng chỉ ra nhiều sai sót trong cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân. Ông cũng từng nhiều lần lên tiếng về những lỗi sai, lỗi chưa chính xác trong những công trình từ điển, sách, chương trình liên quan đến tiếng Việt khác.
thua nhan hoc khong gioi tan nguyen van tuy tien phat ngon sai lech ve lich su viet nam

Thừa nhận “học không giỏi”, Tần Nguyễn vẫn tùy tiện phát ngôn sai lệch về lịch sử Việt Nam

Tìm hiểu về "diễn giả", "chuyên gia tài chính" Tần Nguyễn - tức ông Nguyễn Văn Tần, phóng viên Báo Công Thương ghi nhận ông này có rất nhiều phát ngôn sai lệch về lịch sử Việt Nam cũng như có nhiều thông tin gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ đối ngoại. Tần Nguyễn Cụ thể, Tần Nguyễn đã có những phát ngôn không đúng về quốc phòng Việt Nam, lịch sử Việt Nam, về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, chiến thắng Điện Biên Phủ, kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch Điên Biên Phủ trên không, chiến tranh biên giới Tây Nam và thậm chí lan truyền thông tin sai sự thật về ông Hun Sen - Chủ tịch Thượng viện Campuchia. Để nhớ được toàn bộ những mốc lịch sử trên là một điều không hề dễ dàng. Chính bản thân Tần Nguyễn cũng từng thừa nhận rằng “tôi học không giỏi" và "chỉ mới tốt nghiệp phổ thông trung học". Tuy nhiên, không phải vậy là Tần Nguyễn có thể lên mạng tuỳ tiện phát ngôn xuyên tạc về lịch sử Việt Nam, đặc biệt trong cương vị là một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Việc đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội không những là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 1, Điều 8 Luật An ninh mạng 2018, mà còn dẫn tới nhiều hệ luỵ, tạo đốm mồi cho thế lực thù địch đang ra sức chống phá, xuyên tạc, phủ nhận công lao của Đảng, của Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời có thể gây hiểu sai, ảnh hưởng xấu tới quan hệ đối ngoại. Hành vi này cần các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
bai 1 truy tim can nguyen nguon cung vang tac nghen

Bài 1: Truy tìm căn nguyên nguồn cung vàng “tắc nghẽn”

Thời gian qua, thị trường vàng trong nước đã và đang ghi nhận những động thái đột phá lạ, với nhiều cái nhất chưa từng có. Giá vàng lập đỉnh cao nhất mọi thời đại; chênh lệch cao nhất giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, giá vàng SJC với giá vàng các thương hiệu khác, cũng như giá vàng bán ra-mua vào; biên độ tăng giảm giá trong ngày lớn nhất từ trước đến nay... Vậy căn nguyên nào khiến liên thông thị trường vàng trong nước và quốc tế “tắc nghẽn”? Và làm cách nào để hoá giải “cơn khát”, lành mạnh hoá thị trường vàng. Đây là “bài toán” mà các cơ quan chức năng cần sớm có câu trả lời. Nhìn lại sự biến động của giá vàng có thể thấy, năm 2023 được coi là một năm đầy biến động của cả vàng trong nước và thế giới. Trong nước, những ngày cuối năm 2023, giá vàng SJC "nhảy múa" dữ dội. Sang năm 2024, "cơn sóng" vàng tiếp tục xác lập những kỷ lục mới. Đỉnh điểm chiều 10/5, giá vàng miếng SJC tăng lên 92,4 triệu đồng/lượng. Thời điểm này, giá vàng thế giới tăng chóng mặt, lên mức 2.351 USD/ounce, tương đương 72,23 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá thế giới và trong nước gần 20 triệu đồng/lượng. Trước biến động tăng nóng của giá vàng, Chính phủ đã vào cuộc, ban hành hàng loạt chỉ đạo nóng. Ngay sau đó, giá vàng đã giảm mạnh, song vẫn tăng giảm thất thường và tính đến nay, giá vàng vẫn neo ở mức cao, ghi nhận sáng 24/5 vàng SJC là 89,5 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch với thế giới khoảng 17 trệu đồng/lượng. Trao đổi với Báo Công Thương về nguyên nhân biến động của giá vàng trong thời gian gần đây, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho hay, cú hích khiến giá vàng tăng từ sự bất ổn địa chính trị trên thế giới, giá vàng thế liên tục “đu đỉnh”. Trong nước, do lãi suất tiết kiệm thời gian qua ở mức rất thấp nhất; thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản trầm lắng, tính độc quyền và thiếu minh bạch về vàng SJC cũng tạo ra độ vênh giá rất lớn giữa vàng miếng SJC với nhiều thương hiệu vàng miếng khác. Đặc biệt, 12 năm qua Việt Nam không nhập vàng trong khi nhu cầu trong nước không đủ đáp ứng... những điều này đã đẩy giá vàng lên cao. Để “kéo” khoảng cách chênh lệch ngày càng lớn giữa giá vàng nhẫn và giá vàng miếng SJC cũng như giữa giá vàng trong nước và thế giới, tăng nguồn cung cho thị trường, sau 10 năm, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC. Qua 9 phiên đấu thầu vàng, với 6 phiên thành công, tổng lượng vàng trúng thầu là 48.500 lượng vàng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau mỗi phiên đấu thầu, giá vàng quay đầu đi lên bất chấp diễn biến thế giới, điều này các chuyên gia cho rằng, là trái ngược với lý thuyết và là nghịch lý trong đấu thầu vàng. Nguyên nhân được ông Phong chỉ ra, từ việc lấy giá tối thiểu mời thầu quá cao, đơn cử phiên gần nhất là hơn 88 triệu đồng/lượng, xấp xỉ mức giá mua vào của các doanh nghiệp kinh doanh vàng rõ ràng là nguyên nhân hàng đầu khiến giá vàng trong nước không thể thấp hơn giá trước tổ chức đấu thầu. Điều này cho thấy những bất cập trong cách thức tổ chức đấu thầu vàng hiện nay. Trước đà này, nhiều chuyên gia dự báo, loại kim loại quý này vẫn có thể sẽ tiếp tục tăng, thậm chí có thể đạt mốc 100 triệu đồng/lượng trong năm 2024. Theo đó, để lành mạnh hoá thị trường vàng, Việt Nam vẫn cần giải pháp căn cơ hơn với sự đồng bộ, nhất quán, quyết liệt từ Chính phủ tới người dân.
dong nai bo cong an vao cuoc vu 2 vo chong bam duoc 4 bien so xe sieu vip

đồng nai bộ công an vào cuộc vụ 2 vợ chồng bấm được 4 biển số xe siêu vip

Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận, có sự việc 2 người cùng bấm được 4 biển số xe siêu VIP, đồng thời niêm phong thiết bị phục vụ bấm biển số.
cap nhat khoi tai san cua cac ty phu usd viet nam tren forbes

Cập nhật khối tài sản của các tỷ phú usd việt nam trên forbes

Trong danh sách thời gian thực của Forbes, đến nay, khối tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể.
bo cong an canh bao thu doan moi gioi mua ban bo phan co the nguoi

Bộ công an cảnh báo thủ đoạn môi giới mua bán bộ phận cơ thể người

Theo Bộ Công an, tình trạng buôn bán tạng ở nước ta có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi.
vietnams exports trade surplus hit new records

Vietnams exports trade surplus hit new records

(VEN) - Vietnam achieved record export results in 2018 despite the threats to the global economy, largely due to market diversification, doubling its trade surplus compared to 2017. “Having diversified export markets helped Vietnam to sustain export gains and to mitigate economic risks from external economic fluctuations,” according to a recently issued report by the World Bank.
cap nhat xu huong thuong mai dien tu toi doanh nghiep nho va vua

Cập nhật xu hướng thương mại điện tử tới doanh nghiệp nhỏ và vừa

(VEN) - Nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nâng cao nhận thức về giá trị của TMĐT, ngày 7/3, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh tổ chức tập huấn “Những xu hướng mới trong kinh doanh trực tuyến”.
Phiên bản di động