Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn môi giới, mua bán bộ phận cơ thể người
Trung tướng Tô Ân Xô vẫn là người phát ngôn Bộ Công an Bộ Công an đã khởi tố 248 bị can, khám xét 32 Trung tâm Đăng kiểm trên cả nước |
Sáng 6/2, tại hội thảo khoa học về đăng ký và phòng, chống mua bán bộ phận cơ thể người, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đến hết năm 2022 cả nước có hơn 63.500 người đăng ký hiến sau khi chết, chết não. Việt Nam hiện có 24 trung tâm ghép tạng.
Từ năm 1992 đến nay, nước ta thực hiện gần 7.300 ca ghép mô, tạng với 8 loại bộ phận cơ thể. Trong đó, số người được ghép thận nhiều nhất với hơn 6.000 người, tiếp đó là ghép gan, tim, phổi, thận, tụy, ruột...
![]() |
Hội thảo khoa học về đăng ký và phòng, chống mua bán bộ phận cơ thể người |
Xuất phát từ nhu cầu lớn, trong khi nhiều quy định của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác hiện hành đã bộc lộ những bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, trong đó có quy định về đăng ký hiến và vấn đề phòng, chống mua bán mô, bộ phận cơ thể người.
Thực tế cho thấy, tình trạng buôn bán tạng ở nước ta có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi. Chia sẻ về vấn đề này tại hội thảo, Thượng tá Đinh Văn Trình, Phó trưởng phòng 5, Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, các đối tượng hoạt động chủ yếu thông qua các hội, nhóm kín trên mạng hoặc qua giao dịch trực tiếp với những người có nhu cầu mua (ghép) mô.
Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng là tiếp cận người có nhu cầu mua (ghép) bộ phận cơ thể tại các bệnh viện hoặc thông qua mạng xã hội tìm kiếm người mua, người bán (dưới hình thức cho, hiến tặng), ra giá và thu tiền của người bệnh với giá cao, hứa hẹn trả cho người bán giá thấp để trục lợi, hợp thức hóa băng việc làm giả các giấy tờ, tài liệu để đưa người mua, người bán vào các tin bệnh viện phẫu thuật ghép tạng.
![]() |
Hiện cả nước có khoảng 5.000 - 6.000 người suy thận mạn tính cần được ghép thận |
Đặc biệt, nhiều đối tượng hoạt động phạm tội trước đây đã từng là nạn nhân của loại tội phạm này nên biết được nhu cầu và lợi nhuận cao nên đã câu kết, móc nối với các đối tượng khác hình thành đường dây hoạt động phạm tội.
Các đối tượng còn lập lên hội, nhóm mua bán thận, ghép thận trên các trang mạng xã hội để tập hợp những người có nhu cầu bán thận và tổ chức nuôi tại các khu nhà trọ, nhà thuê để chờ bán thận.
Trong đó, các đối tượng chủ yếu nhắm đến những bộ phận cơ thể người như: thận, gan, võng mạc... Và phổ biến nhất với thủ đoạn: tập trung tại các bệnh viện trên địa bàn các thành phố lớn tiếp cận, làm quen với những người mắc bệnh thận, suy thận cần phải có thận để ghép.
Nhiều người suy thận độ cao có nguy cơ tử vong, họ sẵn sàng trả tiền khoảng 700 triệu đồng đến 1 tỉ đồng tùy theo chi phí xét nghiệm và thỏa thuận với người bán. Với mỗi trường hợp môi giới, tổ chức mua bán thành công, các đối tượng hưởng lợi từ 150 đến 250 triệu đồng.
Hiện nay, cả nước có khoảng 5.000 - 6.000 người suy thận mạn tính cần được ghép thận nhưng không có nguồn cung cấp cho nên số bệnh nhân này đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt, những người có nhu cầu mua (ghép) bộ phận cơ thể người ở trong hoàn cảnh đặc biệt, nhiều trường hợp đấu tranh giành giật sự sống nên cố gắng tìm đủ mọi cách để làm theo hướng dẫn của đối tượng phạm tội, chấp nhận số tiền lớn miễn đạt được mục đích của mình, thậm chí hỗ trợ đối tượng che giấu hành vi phạm tội.
Bộ Công an cũng đề xuất cần chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình; Phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện lớn trên địa bàn các tỉnh, thành phố và các lực lượng chức năng trong công tác thanh, kiểm tra, trao đổi các thông tin về đường dây, các đầu mối nghi vấn, nhằm triệt xoá các nhóm tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người.
Tin mới cập nhật

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ phạt nguội

Truy vết pháo hoa dởm, phát hiện cửa hàng Z121 làm ăn gian dối

Bà Rịa-Vũng Tàu: Công ty Bảo Châu bị cưỡng chế thuế

Hà Nam: Cưỡng chế thuế Công ty may mặc Ngân Anh 1

Gỡ nút thắt về xử lý đường nhập lậu bị tịch thu

Bạc Liêu: Nợ thuế của Công ty Bảo Toàn ‘phình to’

Tiếp tục xác minh việc ghép giàn pháo tại cửa hàng Z121

Chiêu dụ dỗ đầu tư tiền ảo khiến 200 người sập bẫy

Bách hóa Xanh phản hồi về thông tin mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk
Tin khác

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh Lan Quý kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu hút cát trái phép lúc rạng sáng

Quảng Nam: Bãi đỗ xe chợ mới Đông Phú bị 'xẻ thịt' thành ki ốt bán hàng

Bắc Kạn: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty cổ phần xây dựng Dương Tiến

Lào Cai: Thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu thôn Bản Kim

54 người ở Quảng Ninh trình báo bị lừa đảo hơn 250 tỷ đồng

Yên Bái: Truy vết xử lý hàng hóa kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử

Lạng Sơn: Trong tháng 11 kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty Chế biến thủy sản Út Xi hơn 157 triệu đồng

Videc Group vừa bị phạt và truy thu thuế hàng chục tỷ đồng có tiềm lực ra sao?
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
