Rủi ro từ việc FED ngừng tăng lãi suất
FED tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao nhất 22 năm Ngân hàng Anh giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 15 năm Kỳ vọng lãi suất đạt đỉnh kéo giá dầu cắt đứt chuỗi giảm 3 phiên |
Qua động thái gần đây của FED, thị trường chứng khoán và trái phiếu kho bạc được đánh giá là hai yếu tố hưởng lợi.
Lợi suất trái phiếu hai năm của Mỹ giảm mạnh sau nhận xét của Chủ tịch FED Jerome Powell sau cuộc họp chính sách. Áp lực được giảm bớt với Kho bạc Mỹ - vốn đang lan rộng trong nền kinh tế toàn cầu, tác động đến giá tài sản, ảnh hưởng lên người mua nhà và tăng chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp Mỹ.
FED được cho muốn "lùi một" để "tiến hai". Ảnh: Xinhua |
Trong khi FED vẫn để ngỏ triển vọng sẽ thực hiện chính sách bổ sung nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, theo nhận định của ông Powell, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ ở mức cao có thể giúp ngân hàng trung ương duy trì các điều kiện tiền tệ hạn chế để loại bỏ tình trạng lạm phát vượt mức ở thời điểm hiện tại.
Vấn đề hiện nay được đặt ra là FED có thể rơi vào bất lợi nếu môi trường tài chính eo hẹp ngoài tầm kiểm soát. Nguyên nhân được cho là do chính ông Powell khởi xướng, rằng Cục Dự trữ Liên bang hiện đã hoàn thành chiến dịch thắt chặt mạnh mẽ của mình. Nếu môi trường bị thắt chặt quá mức, nguy cơ suy thoái cho nền kinh tế Mỹ sẽ cao hơn.
Bill Dudley - cựu Chủ tịch FED New York - cho biết: “Tôi nghĩ, vấn đề mà chủ tịch gặp phải vào thời điểm này là nói chuyện với thị trường theo hướng hỗ trợ, cổ phiếu tăng giá, lãi suất trái phiếu giảm. Đó là các điều kiện tài chính nới lỏng, nhằm không thắt chặt chính sách tiền tệ hơn”.
Lợi suất trái phiếu của Mỹ đã giảm sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố kế hoạch bán số lượng chứng khoán thấp hơn dự kiến vào tuần tới, trong khi thước đo hoạt động của các nhà máy ở Mỹ cũng thấp hơn kỳ vọng.
Nói rộng hơn, chỉ số điều kiện tài chính của Bloomberg Hoa Kỳ - đo lường sự thắt chặt của thị trường tiền tệ, trái phiếu và chứng khoán - đã thấp điểm hơn trong ba tháng liên tiếp khi lãi suất cao hơn, làm chỉ số chứng khoán S&P 500 sụt giảm mạnh.
Trong khi ông Powell hôm thứ Tư vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất mới vào tháng 12, thị trường vẫn cân nhắc đến quan điểm của Ủy ban Thị trường mở Liên bang. Đó là: “Các điều kiện tài chính và tín dụng thắt chặt hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, việc làm và lạm phát”.
"Tuy nhiên, theo cựu Phó Chủ tịch FED Richard Clarida, các điều kiện tài chính có sự dao động đang là một thách thức không nhỏ. Ông cho biết thêm, rằng các nhà hoạch định chính sách "có thể hối hận" khi tập trung vào dữ liệu thị trường đầy biến động" - Jim Reid, chuyên gia tín dụng châu Âu và Hoa Kỳ tại Ngân hàng Deutsche AG, nhận định.
Theo một số ý kiến, Phố Wall đang đẩy chi phí tài trợ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến nhu cầu. Về phần mình, ngân hàng Standard Chartered ước tính, môi trường tài chính hạn chế hơn có thể cắt giảm hơn 1 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng kinh tế cơ bản của Mỹ trong năm tới.
Báo cáo cho biết: “Sự gia tăng lợi suất thế chấp, doanh nghiệp và trái phiếu kho bạc, kết hợp với đồng USD mạnh và chứng khoán yếu hơn, đã làm tăng lực cản dự kiến đối với nền kinh tế Mỹ. Rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng có thể bị đánh giá thấp, đặc biệt nếu rủi ro không được kiểm soát".