Quảng Ngãi triển khai 43 công trình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Quảng Ngãi: Nâng tầm thương hiệu quế Trà Bồng Quảng Ngãi: Hỗ trợ huyện miền núi sản xuất theo chuỗi giá trị |
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2021 – 2023 (Chương trình), tính đến tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện 43 công trình thuộc Tiểu dự án 1 Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cụ thể, huyện Sơn Tây thực hiện đầu tư xây dựng mới 25 công trình gồm: 15 công trình đường giao thông, 4 công trình đập thủy lợi, 1 công trình điện thắp sáng, 5 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng; duy tu bảo dưỡng 5 công trình nước sinh hoạt, giáo dục. Huyện Minh Long đầu tư xây dựng 11 công trình gồm: 6 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng,1 công trình nghĩa trang nhân dân, 4 đường giao thông. Huyện Nghĩa Hành đầu tư xây dựng mới 1 công trình và 1 công trình duy tu, bảo dưỡng. Hiện nay, hầu hết các công trình đã thi công hoàn thành, một số công trình được bàn giao, đưa vào sử dụng.
![]() |
Bê tông hóa đường giao thông nông thôn, miền núi (Ảnh: Nhị Phương) |
Đối với các công trình trong năm 2023, UBND các huyện và các xã đang tiếp tục thực hiện các thủ tục giao vốn chuẩn bị đầu tư. Riêng nội dung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Sơn Tây đã thực hiện sửa chữa chợ trung tâm huyện tại xã Sơn Dung. Hiện nay, các hạng mục sửa chữa cơ bản đã hoàn thành, chuẩn bị nghiệm thu, đưa vào sử dụng.
Theo nhu cầu đầu tư của các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, trong giai đoạn 2021 - 2025, có 8 danh mục xây dựng chợ, trong đó, có 6 danh mục chợ xây mới và 2 danh mục chợ nâng cấp, sửa chữa. Cụ thể: Huyện Sơn Tây có 5 chợ xây mới và 1 chợ nâng cấp, sửa chữa; huyện Minh Long có 1 chợ xây mới và 1 chợ nâng cấp, sửa chữa.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2022-2023, tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp giao thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh là hơn 1.070 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 542 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 528 tỷ đồng.
Hiện nay, Quảng Ngãi là địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn của chương trình xếp thứ 3 vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đến ngày 31/7/2023, tổng nguồn vốn trong 2 năm 2022-2023 đã giải ngân hơn 337,3 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư phát triển, đạt 62,2% kế hoạch vốn; hơn 44,2 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp, đạt 8,37%.
Từ khi triển khai thực hiện Chương trình, đến nay đã có 10 công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ người dân vùng khó, 33 công trình cấp nước sinh hoạt đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, đến nay đã đạt hơn 70% khối lượng công việc. Cùng với đó, 169 công trình giao thông, 19 công trình thủy lợi, 8 công trình điện, 4 công trình chợ, 14 công trình trường, lớp học... tại các địa phương, chủ yếu là ở khu vực miền núi, được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa.
![]() |
Đồng bào dân tộc huyện Sơn Tây nhân rộng diện tích trồng cây bản địa (Ảnh: Tấn An) |
Không chỉ tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu, Chương trình còn thực hiện nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần liên quan đến sinh kế cho người dân. Trong 2 năm 2022 - 2023, tỉnh phân bổ gần 113 tỷ đồng thực hiện tiểu dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Riêng huyện Trà Bồng được giao gần 23 tỷ đồng triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý...
Đặc biệt, Quảng Ngãi đã đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh. Ban Dân tộc tỉnh đã kết nối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp khảo sát thực tế tìm cơ hội đầu tư.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng có giá trị cao như: Sâm bảy lá, đương quy, sa nhân, tam thất… Để phát triển cây dược liệu theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô lớn, Quảng Ngãi đang tập trung phát triển các vùng chuyên canh. Định hướng đến năm 2025, tại huyện Mộ Đức phát triển 14,5ha cây đinh lăng, nghệ, gừng, ba kích, kim tiền thảo; 15ha ba kích, sa nhân tại huyện Ba Tơ; hơn 46ha ba kích, đinh lăng tại huyện Sơn Hà; 3.600ha quế tại huyện Trà Bồng... Qua đó, từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu trở thành nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi gồm 61 xã thuộc 5 huyện miền núi và 3 huyện đồng bằng. Theo kết quả phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 có 6 xã thuộc khu vực 1; 3 xã thuộc khu vực 2 và 52 xã khu vực 3. |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
