Quảng Ngãi: Nâng tầm thương hiệu quế Trà Bồng
Vùng quế Trà Bồng là một trong bốn vùng quế chính, danh tiếng của Việt Nam. Nhiều năm qua, quế là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho đồng bào dân tộc Kor nơi đây.
Cây quế gắn liền với đời sống của đồng bào Kor ở Trà Bồng từ hàng trăm năm và được đồng bào trồng trong vườn nhà, trên nương cao, trong rừng sâu. Ban đầu, mỗi gia đình chỉ có một vài cây, sau đó đã phát triển thành các vườn quế, đồi quế và rừng quế. Từ trước đến nay, đồng bào Kor luôn chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn cây quế như tài sản quý trong gia đình. Chính vì vậy, cách trồng cũng như cách khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm quế là một nét đặc thù riêng của đồng bào. Chính tập quán canh tác của đồng bào Kor cùng với điều kiện tự nhiên đã tạo nên đặc thù và danh tiếng của quế Trà Bồng.
![]() |
Các mặt hàng mỹ nghệ sản xuất từ vỏ quế Trà Bồng được nhiều người tiêu dùng quan tâm |
Năm 2009, quế Trà Bồng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Quế Trà Bồng - Tây Trà”. Năm 2012, quế Trà Bồng được công nhận là 1 trong 4 loại đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi được xác lập kỷ lục Việt Nam và có mặt trong top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam. Năm 2013, tổ chức Kỷ lục Châu Á tiếp tục công nhận đặc sản quế Trà Bồng xác lập kỷ lục Châu Á. Năm 2014, quế Trà Bồng được vinh danh “Danh hiệu văn hóa nghệ thuật ẩm thực và tinh hoa đặc sản ba miền”. Năm 2020, chỉ dẫn địa lý “Trà Bồng” cho sản phẩm quế Trà Bồng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký với diện tích trên 30.000 ha.
![]() |
Quế Trà Bồng có mùi hương đặc biệt, chứa lượng tinh dầu cao |
Sau 2 năm được cấp chỉ dẫn địa lý, giá trị cây quế và các sản phẩm được nâng cao. Giá bán sản phẩm sau khi được bảo hộ tăng lên, đời sống người dân ở vùng trồng quế ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, các tổ chức tập thể được hình thành, thúc đẩy sự phát triển của các hợp tác xã, doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp phát huy được vai trò liên kết tiêu thụ sản phẩm, giúp đồng bào yên tâm sản xuất, trồng trọt. Đồng thời, phát triển hiệu quả thương hiệu được bảo hộ để tổ chức sản xuất, đưa sản phẩm xuất khẩu.
Quế Trà Bồng có mùi hương đặc biệt, chứa lượng tinh dầu cao nên được thị trường nội địa và nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Hiện nay, tất cả sản lượng thu mua tại vùng nguyên liệu được các doanh nghiệp cung ứng cho thị trường trong nước để chế biến tinh dầu, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ… và phần lớn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Trung Đông, Ấn Độ… Đặc biệt, tinh dầu quế và các mặt hàng mỹ nghệ được sản xuất từ vỏ quế như bình, chén, hộp đựng trà; tăm, nhang… của Trà Bồng đã trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi.
Huyện Trà Bồng định hướng đến năm 2030 sẽ trồng ổn định khoảng 10.000 - 15.000 ha quế. Trong trồng mới, chăm sóc, chế biến tinh dầu quế sẽ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm xây dựng rừng giống, vườn giống chất lượng, sạch bệnh. |
Tin mới cập nhật

Lào Cai nô nức trẩy hội Gầu Tào miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Bình Phước: Thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Lào Cai: Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
Tin khác

Quản Bạ - Hà Giang: Nâng cao giá trị cây hồng không hạt bản địa

Than Uyên - Lai Châu: Phát triển thương hiệu gạo Séng Cù

Quảng Nam: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Ninh Bình: Ưu tiên phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Bình: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Bình Định: Đồng bào vùng cao đổi đời nhờ trồng cây dược liệu

Quảng Ninh: Khôi phục và phát triển nghề làm nón của dân tộc Dao

Mường Khương - Lào Cai: Nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc từ cây chè

Trà Vinh: Triển khai đồng bộ các dự án nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Đọc nhiều

Điểm mới Táo quân 2023: các Táo cùng tranh tài trong cuộc thi mang tên “Táo bạo”

Quy định mới về tiền lương, phụ cấp có hiệu lực trong năm 2023

Lãi suất diễn biến ra sao sau Tết Nguyên Đán?

Mùng 4 Tết: Phủ Tây Hồ (Hà Nội) đông kẹt cứng

Xuất khẩu nông sản chính ngạch cơ hội “tỷ đô” cho Đắk Lắk

Ứng xử ra sao trước áp lực lãi suất – tỷ giá năm 2023?

Cận cảnh điểm bắn pháo hoa phục vụ đêm giao thừa ở Hà Nội

Du khách ùn ùn đổ về Sa Pa, xếp hàng dài cả cây số chờ cáp treo lên đỉnh Fansipan

Nét đẹp văn hóa trong lễ chùa đầu năm của người Việt
