Phát động Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020
Hội thi được tổ chức nhằm tôn vinh, khơi dậy và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế các sản phẩm thủ công phát huy ý tưởng sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế; tạo môi trường để các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
![]() |
Theo Ban tổ chức, các nghệ nhân, nhóm nghệ nhân, thợ giỏi cùng các nhà thiết kế có thể gửi các sản phẩm dự thi thuộc tất cả các nhóm nghề thủ công như mây tre lá; gốm sứ; thêu ren, dệt; điêu khắc gỗ; sơn mài, khảm trai; kim khí; mỹ nghệ sừng; chạm khắc đá… đáp ứng được tiêu chí theo Quy chế hội thi được ban hành.
Yêu cầu sản phẩm dự thi là sản phẩm mới, do chính tác giả hoặc nhóm tác giả sáng tác, không phải là sản phẩm sao chép; Sản phẩm chưa đạt giải tại các hội thi khác ở trong và ngoài nước; Mỗi nghệ nhân, thợ giỏi, nhóm nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế các sản phẩm hàng thủ công có thể gửi 1 hoặc một số sản phẩm, bộ sản phẩm dự thi; các tác giả, nhóm tác giả tự chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm dự thi. Ban tổ chức hội thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp xảy ra có liên quan đến bản quyền của sản phẩm dự thi. Những sản phẩm vi phạm bản quyền sẽ không được xem xét trao giải hoặc bị thu hồi giải thưởng (trường hợp giải thưởng đã được công bố);
Đối với trường hợp sản phẩm dự thi là của nhóm tác giả, hồ sơ dự thi phải kèm theo văn bản thỏa thuận của tập thể các tác giả ủy quyền cho một tác giả là người đại diện tham gia dự thi; người đại diện sẽ thay mặt tập thể liên hệ với Ban tổ chức hội thi cũng như chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến sản phẩm dự thi.
![]() |
Ban tổ chức cho biết, tiêu chí của hội thi đối với các sản phẩm là phải có ý tưởng mới, không sao chép; sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, có công dụng rõ ràng thuận tiện cho người sử dụng; sản phẩm mang giá trị truyền thống (nguyên liệu, tay nghề, văn hóa…) phù hợp với cuộc sống hiện nay; sản phẩm thân thiện với môi trường (từ nguyên liệu, sản xuất, tiêu dùng) và đảm bảo an toàn cho người sử dụng; có tiềm năng thị trường cao (có khả năng sản xuất hàng loạt đối với sản phẩm hàng hóa số lượng nhiều; có khả năng phát triển tác phẩm đối với sản phẩm đơn chiếc).
Thời gian tiếp nhận sản phẩm từ ngày 25-30/10/2020 theo dấu bưu điện hoặc nộp sản phẩm dự thi trực tiếp. Các sản phẩm dự thi xin gửi về: Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp; địa chỉ số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sau khi có kết quả chấm thi, xét chọn, Cơ quan thường trực hội thi công bố công khai danh sách các sản phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đạt giải lên website: http://www.dcrd.gov.vn; http://www.vietnamcraftawards.com.
Lễ trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào tối ngày 5/11/2020, nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Bộ Canh nông và lễ bế mạc Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020.
Ngay trong tháng 9/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi thông báo mời tham gia hội thi tới các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, các hội, hiệp hội ngành nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi. Đến nay, có khoảng trên 200 nghệ nhân đăng ký dự thi và đang gửi sản phẩm đến Ban tổ chức hội thi. |
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
