Ninh Thuận: Đưa thương hiệu gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm vươn xa

Ninh Thuận đang đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để sản phẩm gốm Bàu Trúc của đồng bào Chăm có chỗ đứng trên thị trường và hướng đến xuất khẩu.
Ninh Thuận định hướng phát triển năng lượng xanh làm đòn bẩy bứt phá Sắp diễn ra Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận

Đồng bào dân tộc Chăm chiếm 11% dân số toàn tỉnh Ninh Thuận. Từ xưa đến nay, đồng bào còn gìn giữ nhiều nghi lễ, làng nghề truyền thống, trong đó có nghề làm gốm Bàu Trúc. Đặc biệt, ngày 29/1/2022, di sản nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây không chỉ là niềm tự hào mà còn là động lực để đồng bào Chăm và tỉnh Ninh Thuận triển khai các giải pháp bảo tồn, vực dậy sức sống của di sản.

Ninh Thuận: Đưa thương hiệu gốm Bàu Trúc vươn xa
Làng gốm Bàu Trúc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm thông qua hoạt động phát triển du lịch cộng đồng

Để giữ gìn và phát triển nghề làm gốm của đồng bào Chăm, Ninh Thuận đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trước mắt, tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất gốm và có những chính sách hỗ trợ các nghệ nhân đào tạo nghề cho thế hệ trẻ, lưu truyền nghề làm gốm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu để sản phẩm gốm Chăm làng Bàu Trúc có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và hướng đến xuất khẩu.

Các nghệ nhân làng Bàu Trúc có khả năng chế tác nhiều loại sản phẩm gốm theo nhu cầu thị trường và theo đơn đặt hàng của khách hàng. Từ gốm mỹ nghệ như: Tượng nữ thần Apsara, phù điêu trang trí nội thất, bình nước phong thủy đến các vật dụng gốm cần thiết cho đời sống thường ngày của cư dân phương Nam như: Ấm đất, khuôn đổ bánh căn, bánh xèo, lu đựng nước, nồi đất, lò đun than củi...

Ninh Thuận: Đưa thương hiệu gốm Bàu Trúc vươn xa
Sản phẩm gốm Bàu Trúc đa dạng, phong phú

Hiện nay, bản thân các cơ sở, hợp tác xã sản xuất ở làng gốm Bàu Trúc đều có ý thức tìm hướng đổi mới và phát triển sản phẩm phù hợp với xu thế tiêu dùng nhưng vẫn giữ được bản sắc dựa trên nền tảng văn hóa Chăm. Các nghệ nhân làng nghề đã nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới kết hợp các yếu tố văn hóa để cải tiến kiểu dáng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một thợ gốm lành nghề ở làng Bàu Trúc cho hay, để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, các nghệ nhân không ngừng nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo, có hoa văn đẹp mắt, nhất là hoa văn cổ. Đồng thời, các nghệ nhân lành nghề tập trung nâng cao kỹ thuật, tay nghề cho các thành viên trong làng; đẩy mạnh thiết kế dòng gốm mỹ nghệ với mẫu mã và hoa văn trang trí độc đáo, phong phú, đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đương đại.

Ninh Thuận: Đưa thương hiệu gốm Bàu Trúc vươn xa
Các nghệ nhân tạo hình gốm với bàn tay điêu luyện

Đến nay, cùng với cải tiến dòng sản phẩm gốm dân dụng, làng Bàu Trúc đã và đang phát triển dòng gốm trang trí, gốm mỹ nghệ có hàm lượng thẩm mỹ, giá trị kinh tế cao như: Đèn gốm trang trí, đèn ngủ, lọ hoa, bình nước, bình trà, lục bình, tháp nước… phục vụ trang trí nội, ngoại thất cho các gia đình, khách sạn, khu resort trên toàn quốc.

Ngoài bán tại chỗ cho khách du lịch, các cơ sở, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh gốm ở làng Bàu Trúc còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu tiêu thụ; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội; tiếp nhận đơn đặt hàng online và gửi sản phẩm đi khắp các tỉnh, thành phố, kể cả ra nước ngoài khi khách hàng có nhu cầu.

Không chỉ đổi mới sản xuất, làng gốm Bàu Trúc còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm thông qua hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Làng hiện có 1 hợp tác xã, 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm kết hợp với phát triển du lịch. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã phối hợp các cơ sở tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn, đào tạo đón tiếp khách du lịch, tiếp thị sản phẩm.

Đến làng gốm Bàu Trúc, du khách được xem các nghệ nhân biểu diễn, tạo hình gốm với bàn tay điêu luyện, những thao tác kỹ thuật thật đẹp mắt. Đặc biệt, du khách có thể tự tay làm cho mình những sản phẩm gốm đơn giản, tự vẽ hoa văn và thử nung trên lửa... để trải nghiệm cảm giác như một nghệ nhân làm gốm thực thụ.

Ninh Thuận: Đưa thương hiệu gốm Bàu Trúc vươn xa
Trình diễn nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đến nay, đồng bào Chăm ở làng Bàu Trúc vẫn giữ gìn nguyên vẹn nghề truyền thống với những kỹ năng, bí quyết nghề được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Làng Bàu Trúc được các nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước xem như một bảo tàng gốm Chăm. Chính vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm nói chung và làng gốm Bàu Trúc nói riêng luôn được địa phương quan tâm. Thời gian tới, huyện Ninh Phước sẽ tập trung triển khai Đề án bảo tồn và phát triển làng gốm Chăm Bàu Trúc giai đoạn từ nay đến năm 2030, tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề cho thế hệ trẻ, chú trọng phát triển du lịch để nâng cao đời sống cho đồng bào.

Làng gốm Bàu Trúc có tuổi đời hàng trăm năm, được xem là làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á đến nay còn bảo lưu khá tốt kỹ thuật làm gốm hoàn toàn thủ công. Người Chăm làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống được các gia đình duy trì qua nhiều đời theo chế độ mẫu hệ “mẹ truyền - con nối.” Nơi đây được xem như một bảo tàng gốm truyền thống của người Chăm sinh sống tại Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ.
Hương Giang

Tin mới cập nhật

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tin khác

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

An Giang xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao đời sống của bà con.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/3: PTB, PC1 và FRT

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 28/3: PTB, PC1 và FRT

Việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đang tạo cơ hội mở rộng thị phần cho PTB, theo đánh giá của BSC.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC nhích nhẹ 100.000 đồng mỗi lượng, đưa giá vàng trở lại mức 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán, vàng thế giới tiếp đà đi lên.
Phiên bản di động