Ninh Thuận định hướng phát triển năng lượng xanh làm đòn bẩy bứt phá

Phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trở thành động lực bức phá và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của Ninh Thuận.
Giải pháp thu hút vốn cho các dự án năng lượng xanh Việt Nam và EU hợp tác phát triển năng lượng xanh

Ninh Thuận tập trung vào các nhóm ngành đột phá, trụ cột với trọng tâm xây dựng tỉnh trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, phát triển tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên hóa lỏng.

Phát triển ngành năng lượng xanh, năng lượng tái tạo đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trở thành động lực bức phá và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của Ninh Thuận.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận -Trần Quốc Nam khẳng định đây là hướng đi đúng đắn, là xu thế phát triển tất yếu của tỉnh trong thời gian tới.

Tài nguyên gió và năng lượng mặt trời lớn nhất nước

Tham dự Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng, ngày 5/2, lãnh đạo Ninh Thuận cho biết tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ đồng thời nằm ở giao điểm của 3 tuyến đường giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 27 lên Tây Nguyên...

Theo đó, Ninh Thuận có vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc và có nguồn tài nguyên gió và năng lượng Mặt trời lớn nhất cả nước. Đây là nguồn tài nguyên quý giá cho việc phát triển kinh tế biển và năng lượng tái tạo (điện gió, điện Mặt trời), du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng, khai thác hải sản, sản xuất muối công nghiệp quy mô lớn, cảng nước sâu, phát triển công nghiệp ven biển, logistics...

Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Tuy nhiên, ông Nam cho biết điều kiện khí hậu và tự nhiên của địa phương rất khắc nghiệt, thường xuyên chịu tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn... Điều này đã làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân trong tỉnh.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhất là các khó khăn về xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh thấp, quy mô còn nhỏ, chậm phát triển, đặc biệt là khi Trung ương dừng chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, điều này đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến định hướng, chiến lược cũng như kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Song với quyết tâm hướng tới phát triển nền “kinh tế xanh,” ông Trần Quốc Nam cho biết tỉnh đã chuyển hướng chiến lược từ chủ yếu dựa trên trục phát triển chính là điện hạt nhân sang phát triển, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về năng lượng tái tạo, kinh tế biển, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch. Theo đó, Ninh Thuận sẽ tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và cơ cấu lại trong từng ngành, lĩnh vực nhằm tạo động lực mới, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.

“Trước đó, tỉnh đã tập trung tham mưu và được Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP, ngày 31/8/2018 về một số cơ chế đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân (giai đoạn 2018-2023) với nhiều cơ chế chính sách mới. Trong đó, tỉnh tập trung vào các nhóm ngành đột phá, trụ cột, nhất là chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, phát triển tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)...," ông Nam cho hay.

Đòn bẩy bứt phá

Trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ, ông Nam chia sẻ tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện đồng thời huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, như cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cụ thể hóa Nghị quyết thành các quy hoạch chuyên ngành về năng lượng, đất đai, xây dựng,... và chủ động rà soát, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kết nối giao thông, truyền tải điện.

“Đặc biệt, tỉnh đã kịp thời kiến nghị những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách pháp luật và đề xuất các giải pháp cho phép Ninh Thuận thực hiện thí điểm cơ chế xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng truyền tải điện...,” ông Nam nói.

Đến nay, Ninh Thuận đã thu hút đầu tư 56 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất gần 3.500MW và ghi nhận sản lượng điện năm 2022 đạt trên 7 tỷ kWh. Kết quả này đã đóng góp lớn cho tăng trưởng của tỉnh đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển bứt phá, hiệu quả; đưa Ninh Thuận vào nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong những năm gần đây.

Để góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ và chủ trương phát triền bền vững năng lượng xanh, năng lượng tái tạo thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới, lãnh đạo Ninh Thuận đề xuất Trung ương sớm xây dựng, phê quyệt và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia để xác định không gian phát triển trên lãnh thổ vùng làm căn cứ và định hướng lập các quy hoạch của tỉnh, quy hoạch chuyên ngành.

Theo đó, các cấp cần sớm xây dựng, hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách đặc thù cho vùng để thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển và chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kết nối.

Đường dây 220kV Ninh Phước-Thuận Nam vừa đóng điện thành công. (Nguồn: EVN)

Ông Nam nhấn mạnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, hầu hết các địa phương nguồn lực còn hạn chế, phải thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí khậu.

“Vì vậy, Trung ương cần có những ưu tiên về nguồn lực để đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, các dự án trọng điểm quốc gia quy mô lớn để làm hạt nhân thu hút, thúc đẩy các ngành nghề phát triển, gắn với có cơ chế huy động đa dạng hóa các nguồn lực để triển khai các dự án trọng điểm, có tính chất đột phá, tạo ra liên kết vùng,” ông Nam kiến nghị.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết nguồn vốn tín dụng đầu tư do Ngân hàng Phát triển giải ngân trên phạm vi cả nước (trong đó có Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ) trong giai đoạn 2006-2021 đạt 204.772 tỷ đồng. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế thông qua hoạt động cho vay đối với nhiều chương trình/dự án trọng điểm trong một số lĩnh vực chủ yếu (như hạ tầng công nghiệp, sản xuất và truyền tải điện, xi măng, hóa chất, nông nghiệp, nông thôn, an sinh xã hội, kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, tôn nền vượt lũ…).

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, việc cho vay lượng vốn lớn đối với các dự án trọng điểm đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa phát triển vùng/miền và các ngành thương mại, sản xuất vật liệu.

Về các chính sách thu ngân sách, tín dụng ưu đãi, người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định cơ quan này sẽ tiếp tục rà soát lại các ưu đãi về thuế, phí, tín dụng để khuyến khích đầu tư phát triển đồng thời thu hút các dự án đầu tư ở các lĩnh vực là thế mạnh của vùng, bao gồm cảng nước sâu, các ngành công nghiệp dựa vào cảng biển có cơ hội phát triển, như lọc hóa dầu, đóng tàu, sản xuất thép, công nghiệp nặng, công nghiệp ôtô...

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết thêm ngành sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế, phí theo hướng thu hẹp lĩnh vực ưu đãi, trong đó tập trung và có mức ưu đãi cao hơn cho doanh nghiệp, dự án đầu tư phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn của vùng./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Dự kiến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon

Dự kiến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon

Việt Nam đang triển khai xây dựng thị trường carbon, dự kiến đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ này.
Hiện thực hoá 4 quy hoạch ngành - tạo đột phá cho phát triển đất nước

Hiện thực hoá 4 quy hoạch ngành - tạo đột phá cho phát triển đất nước

4 quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản đang được Bộ Công Thương nỗ lực triển khai nhằm tạo đột phá cho đất nước phát triển, tiến vào kỷ nguyên mới.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện tại tỉnh Bắc Giang

Điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện tại tỉnh Bắc Giang

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh phát triển năng lượng và mạng lưới điện trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Duy-Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sửa đổi Luật Điện lực thực sự cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Dự án điện khí LNG ở miền Trung: Đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững

Dự án điện khí LNG ở miền Trung: Đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững

2 dự án được chuyển đổi từ nhiệt điện than sang dự án điện khí thiên nhiên hóa lỏng LNG tại Quảng Bình, Quảng Trị đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững.
Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Theo Sở Công Thương Quảng Bình, đối với dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch, phần cơ sở hạ tầng cơ bản đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày hôm qua (26/9).
Phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh cấp độ quốc gia

Phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh cấp độ quốc gia

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà nêu quan điểm tại Diễn đàn “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.
Phát triển hạ tầng trạm sạc: Cần đồng nhất quy chuẩn

Phát triển hạ tầng trạm sạc: Cần đồng nhất quy chuẩn

Đầu tư cơ sở hạ tầng trạm sạc với các quy chuẩn đồng nhất là 'chìa khóa' thúc đẩy phát triển xe điện ở Việt Nam.
Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Kết thúc tuần giao dịch, giá dầu thế giới nối dài đà tăng sau khi FED chính thức hạ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.

Tin khác

Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới quay đầu suy yếu trước áp lực chốt lời.
Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất

Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất

Tuần qua, giá dầu tăng mạnh trong bối cảnh nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản rủi ro trước kỳ vọng FED sẽ có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/9.
Giá dầu lao dốc kỷ lục 9 tháng: Áp lực từ kinh tế Mỹ và nguồn cung Libya

Giá dầu lao dốc kỷ lục 9 tháng: Áp lực từ kinh tế Mỹ và nguồn cung Libya

Thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu đã "rơi tự do", chạm mức thấp nhất trong 9 tháng qua.
Giá dầu lao dốc mạnh: Áp lực kép từ Libya và thị trường lao động Mỹ

Giá dầu lao dốc mạnh: Áp lực kép từ Libya và thị trường lao động Mỹ

Thị trường dầu thô thế giới đang chứng kiến một tuần giao dịch đầy biến động với đà giảm mạnh của cả hai loại dầu thô WTI và Brent.
Thị trường năng lượng lao dốc: Giá dầu giảm sâu nhất trong gần 9 tháng

Thị trường năng lượng lao dốc: Giá dầu giảm sâu nhất trong gần 9 tháng

Thị trường dầu thô vừa trải qua một phiên giao dịch đầy biến động khi giá dầu giảm mạnh, chấm dứt chuỗi tăng trưởng ngắn ngủi.
Giá dầu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung tại Libya

Giá dầu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung tại Libya

Giá dầu thế giới đã tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm qua, do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn từ Libya và kế hoạch cắt giảm sản lượng của Iraq.
Thị trường năng lượng lao dốc, giá dầu giảm mạnh

Thị trường năng lượng lao dốc, giá dầu giảm mạnh

Thông tin từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu thế giới tiếp tục đà suy giảm trong phiên giao dịch ngày 28/8.
Phó Thủ tướng họp tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho loạt các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Phó Thủ tướng họp tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho loạt các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Sáng 23/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án trọng điểm ngành năng lượng.
Giá dầu lao dốc, thị trường năng lượng nguội lạnh

Giá dầu lao dốc, thị trường năng lượng nguội lạnh

Giá dầu thế giới tiếp tục đà giảm trong tuần qua, chốt phiên dưới ngưỡng 80 USD/thùng.

Đọc nhiều

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Bên cạnh các dự án FDI, nguồn kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2024 dự kiến tương đương với mức kỷ lục ghi nhận năm 2023.
Vốn đầu tư vào Nam Định tăng đột biến

Vốn đầu tư vào Nam Định tăng đột biến

Tính đến ngày 25/12, Nam Định đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 82 dự án (gồm 47 dự án đầu tư trong nước và 35 dự án FDI).
Chứng khoán tuần tới: VN-Index có thể tiếp tục tăng giá

Chứng khoán tuần tới: VN-Index có thể tiếp tục tăng giá

VN-Index có thể tiếp tục xu hướng tăng giá để hướng tới mốc kháng cự 1.316 - 1.327 điểm trong các tuần tới.
Nhận định chứng khoán 2/1: Bước vào chu kì tăng trưởng mới?

Nhận định chứng khoán 2/1: Bước vào chu kì tăng trưởng mới?

Chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực và tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới.
Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, dao động rung lắc vẫn sẽ là xu hướng chính trong thời gian tới cho đến khi các tín hiệu vĩ mô rõ ràng hơn.
Giá tăng cao, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,3 tỷ USD

Giá tăng cao, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,3 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.000 tấn trong lúc giá tăng cao đã giúp Việt Nam thu về gần 1,3 tỷ USD trong năm 2024.
Chứng khoán tuần 23-27/12: Tuần giao dịch tích cực của thị trường

Chứng khoán tuần 23-27/12: Tuần giao dịch tích cực của thị trường

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, Vn-Index đã có tuần giao dịch khá tích cực dưới ảnh hưởng của các cổ phiếu ngân hàng.
Nhận định chứng khoán 31/12: Kiên nhẫn chờ lực tăng mới

Nhận định chứng khoán 31/12: Kiên nhẫn chờ lực tăng mới

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, thị trường có khả năng cao sẽ tiếp tục đà hồi phục nhẹ với dao động rung lắc là xu hướng chủ đạo.
Triển vọng cho ngành cà phê trong năm 2025

Triển vọng cho ngành cà phê trong năm 2025

Những biến động của ngành cà phê năm 2024 đang đặt ra nhiều câu hỏi về triển vọng của ‘vàng đen’ trong năm 2025.
Cận Tết Nguyên đán giá sầu riêng tăng 'chóng mặt'

Cận Tết Nguyên đán giá sầu riêng tăng 'chóng mặt'

Người trồng các vùng chuyên canh sầu riêng rất phấn khởi khi giá sầu riêng tăng cao kỷ lục vào dịp cận Tết Nguyên đán.
Phiên bản di động