Những điểm nhấn của Báo cáo xuất nhập khẩu 2023
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành từ năm 2016. Đây là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu, về bức tranh xuất nhập khẩu trong cả một năm, gồm tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng, theo các thị trường cụ thể. Đồng thời cũng là cái nhìn tổng quan về tất cả những hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm.
Đây cũng chính là các nội dung mà các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp rất mong chờ ở thời điểm mà bức tranh xuất nhập khẩu rất cần những điểm nhìn tham chiếu để có thể nhận diện thị trường; từ đó hoạch định các chiến lược cho những tháng tiếp theo của một năm xuất khẩu.
![]() |
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn xanh (Ảnh minh hoạ). |
Hoạt động ngoại thương đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế nước ta những năm qua. Do đó, những thông tin rõ ràng, có hệ thống và minh bạch là vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách rất quan tâm. Việc công bố thông tin kịp thời với các dữ liệu đáng tin cậy cho phép có thể dự báo, đánh giá về tình hình và hiệu quả các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đất nước. Bởi vậy, kể từ lần phát hành đầu tiên đến nay, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp. Báo cáo xuất nhập khẩu đã thực sự đóng vai trò bắc thêm những nhịp cầu cho thị trường xuất nhập khẩu với doanh nghiệp trong nước.
Điểm mới của Báo cáo xuất nhập khẩu 2023 là báo cáo đã cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành trong năm liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó điểm qua những nội dung mới để dễ nắm bắt.
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 còn cung cấp thống kê khá chi tiết các biện pháp phòng vệ thương mại đã và đang được áp dụng lên hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam theo từng thị trường, cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại Việt Nam đang áp dụng lên hàng hoá nhập khẩu Việt Nam để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá.
Năm 2023, trong bối cảnh nhiều bất lợi của kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không được như kỳ vọng. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Tuy nhiên, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.
Các chuyên gia đánh giá, trong năm 2023, Việt Nam đã tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu. Cán cân thương mại xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu, để thấy khó khăn trong sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chưa tăng mạnh cho thấy đơn hàng xuất khẩu dù đã phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn.
Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024 cho thấy rõ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tập trung giải bài toán xanh trong hoạt động sản xuất, với nhiều tiêu chí như: Xử lý đạt tiêu chuẩn chất thải phát sinh, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải. Xuất, nhập khẩu năm 2024 có nhiều cơ hội để phục hồi và tăng trưởng khi vấn đề hàng tồn kho tại nhiều quốc gia đang dần được khắc phục. Việc nỗ lực trong đẩy mạnh đàm phán, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu của Việt Nam sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh hơn cho hàng xuất khẩu trong thời gian tới.
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
