Nhiều khuyến nghị để hàng Việt thâm nhập vào thị trường Myanmar
Cầu nối đưa hàng Việt vào Myanmar Xuất khẩu sang thị trường Myanmar: Doanh nghiệp cẩn trọng với các quy định tài chính Xuất khẩu sang thị trường Myanmar: Đảo chiều giữa các nhóm hàng hoá |
Những con số đáng chú ý
Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại hiện là điểm sáng giữa Việt Nam và Myanmar. Theo Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 364 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, xuất khẩu đạt 177 triệu USD, giảm 37% và nhập khẩu đạt 186 triệu USD, tăng 21%. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: nguyên phụ liệu dệt may, da giày, hàng dệt may, phân bón các loại, sản phẩm chất dẻo, sắt thép các loại…
![]() |
Nguyên phụ liệu dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Myanmar. Ảnh Bộ Công Thương |
Thời gian vừa qua, cũng giống như nhiều đối tác thương mại khác của Myanmar, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Myanmar chịu ảnh hưởng nặng nề từ nhiều yếu tố như các chính sách thương mại hạn chế nhập khẩu của Myanmar; việc thanh toán, chuyển tiền từ Myanmar cho đối tác nước ngoài cho hợp đồng thương mại (đường biển bằng USD) đòi hỏi không chỉ giấy phép nhập khẩu mà còn phải được Uỷ ban Kiểm soát ngoại hối Myanmar; thị trường Myanmar có những dấu hiệu cho thấy tổng cầu không có sự tăng trưởng…
Về đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào 30 dự án với tổng vốn gần 2,2 tỷ USD tại Myanmar, trong đó tiêu biểu là dự án mạng viễn thông Mytel của Viettel Global. Kể từ khi chính biến đến nay, Việt Nam không có thêm dự án đầu tư mới tại Myanmar.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Myanmar, rủi ro thách thức đối với việc đầu tư vào Myanmar là hiện hiện hữu. Việc bỏ vốn đầu tư trong môi trường rủi ro, tỷ giá quy đổi bất lợi và khả năng không thể chuyển được vốn, lợi nhuận về nước khiến nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng không dám thực hiện vào thời điểm này. Bên cạnh đó, các vùng dự án có thể nằm trong khu vực xảy ra xung đột, ảnh hưởng đến an toàn và hoạt động. Nhiều doanh nghiệp hiện gặp khó khăn trong việc nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư và sản xuất.
Khuyến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại hai nước
Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar hiện đang gặp nhiều khó khăn do chính quyền quân sự Myanmar duy trì các biện pháp kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ. Theo Thương vụ Việt Nam tại Myanmar, việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa vào Myanmar hiện rất khó khăn, đặc biệt là đối với các mặt hàng nhập khẩu bằng đường biển. Các quy định mới yêu cầu doanh nghiệp phải xin giấy phép trước khi hàng đến cảng và áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm.
Ngoài ra, việc chuyển tiền ra nước ngoài phải có sự cho phép của Ủy ban Giám sát ngoại hối; Myanmar đã cho phép thanh toán bằng đồng nội tệ, NDT, Bạt Thái, Rupee với Trung Quốc, Thái Lan (biên mậu) và Ấn Độ, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar cho hay.
Những biện pháp kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar và đầu tư vào nước này. Các doanh nghiệp phải đối mặt với thời gian xin giấy phép kéo dài, chi phí tăng cao và rủi ro chuyển đổi ngoại tệ.
Cùng với đó, chính quyền Myanmar đã có một số nỗ lực nới lỏng kiểm soát ngoại hối, chẳng hạn như cho phép thanh toán bằng đồng nội tệ với các quốc gia láng giềng và cho phép các ngân hàng tư nhân giao dịch ngoại hối tự do. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa đủ để giải quyết hoàn toàn các khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Từ thực tiễn trên, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng khi hoạt động tại Myanmar và cân nhắc các rủi ro liên quan đến kiểm soát ngoại tệ. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các quy định hiện hành, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia pháp lý và tài chính, đồng thời đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro.
Để thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Myanmar, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khảo sát thị trường, kết nối với đối tác tại Myanmar. Thương vụ cũng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp tại địa bàn và tạo điều kiện cho các đoàn, doanh nghiệp Myanmar giao thương trực tiếp với đối tác Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Myanmar: “Các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ các chủ trương, chính sách hiện hành đối với tình hình Myanmar. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ đối tác trước khi giao dịch do Hoa Kỳ và EU vẫn duy trì lệnh trừng phạt đối với một số doanh nghiệp và cá nhân tại Myanmar. Đặc biệt, cần thận trọng trong giao dịch với các doanh nghiệp Myanmar gặp khó khăn về kiểm soát ngoại tệ, đồng thời áp dụng các phương thức thanh toán an toàn”.
Thông tin thêm, Thương vụ Việt Nam tại Myanmar cho biết, để tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar cùng đối tác Myanmar sẽ tổ chức Hội chợ Thương mại Việt Nam – Myanmar 2024 (Myanmar – Vietnam Trade Fair 2024) vào ngày 26-28 tháng 11 năm 2024 tại Yangon Convention Centre.
Hội chợ sẽ có quy mô trên 100 gian hàng với sự tham gia của các doanh nghiệp từ cả hai nước. Các hoạt động đối thoại, giao thương doanh nghiệp sẽ được tổ chức trong thời gian diễn ra hội chợ. Ngoài ra, Thương vụ cũng sẽ tổ chức đoàn các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar tìm kiếm nhà cung cấp và phối hợp với các đối tác, hiệp hội, doanh nghiệp Myanmar để tổ chức kết nối, giao thương.
Tin mới cập nhật

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’
Tin khác

'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR
Đọc nhiều

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng
