Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng năm 2024 tiếp tục tăng mạnh
Dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) trong năm 2024 tiếp tục gia tăng mạnh.
Năm 2024, cả nước nhập khẩu trên 3,11 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 2,04 tỷ USD, giá nhập khẩu trung bình đạt 656,6 USD/tấn, tăng 6,12% về lượng, tăng 31,55% về trị giá và tăng 6,12% về giá nhập khẩu so với năm 2023.
Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng nhiều nhất từ 3 thị trường: Qatar, Saudi Arabia và UAE, với trị giá gần 890 triệu USD.
![]() |
Việt Nam chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong năm 2024, tăng 31,5% so với năm 2023. Ảnh: PV GAS |
Trong đó, Qatar là thị trường lớn nhất, với 619.866 tấn, trị giá trên 384,86 triệu USD, tăng 211% về lượng, tăng 197,46% về trj giá so với năm trước. Nguồn nhập khẩu từ Quata chiếm 19,9% trong tổng lượng và chiếm 18,8% trong tổng trị giá nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.
Saudi Arabia là thị trường nhập khẩu khí đốt hóa lỏng lớn thứ 2 của Việt Nam, với 401.231 tấn, tương đương trên 264,09 triệu USD, giảm 29,49% về lượng, giảm 20,2% về trị giá.
Tiếp theo là thị trường UAE với lượng nhập khẩu 369.410 tấn, trị giá trên 236,52 triệu USD, giảm 16,76% về lượng, giảm 9,32% về trị giá so với năm 2023.
Thị trường khí đốt hóa lỏng Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1991, với sản lượng chỉ khoảng 400 tấn. Hiện sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm.
LPG ở Việt Nam chủ yếu được dùng để chiết nạp vào bình chứa phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh... Bên cạnh đó, các ứng dụng khác từ sản phẩm LPG hiện còn thấp như sử dụng trong công nghệ hóa dầu.
Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ, do đó, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới. Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những năm tới.
Tin mới cập nhật

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục
Tin khác

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
