Người tiêu dùng cần cảnh giác với khuyến mãi ‘quá hấp dẫn’ dịp cuối năm
Mùa giảm giá, khuyến mại
Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, thời điểm cuối năm và Tết Nguyên Đán thường là dịp nhu cầu mua sắm tăng cao, những mặt hàng thường có mức độ tiêu thụ lớn này là: Rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, đồ điện tử, điện lạnh, sản phẩm thời trang; nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm...
Khuyến mại cuối năm là giải pháp mang đến lợi ích cả cho người bán và người mua bằng cách tạo ra những chương trình, hình thức khuyến mại hấp dẫn, kích cầu mua sắm. Đây là thời điểm các doanh nghiệp, cửa hàng có thể dọn kho, thanh lý hàng tồn triệt để chỉ với mục tiêu đạt doanh thu bằng giá vốn, vừa tận thu vừa xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, thân thiện với khách hàng.
![]() |
Cuối năm thường là mùa khuyến mại, giảm giá. Ảnh minh hoạ |
Đối với người tiêu dùng mua sắm thời điểm này có cơ hội sở hữu và trải nghiệm những món hàng chất lượng, vừa túi tiền. Do vậy, vào tháng cuối năm, cận tết, trên các khu phố, các chợ có hoạt động kinh doanh buôn bán, cửa hiệu... đều bắt gặp băng rôn, áp phích quảng cáo giảm giá bắt mắt với các mức sale off từ 30 - 70%, “Mua một tặng một”, “Mua hai tặng một”, thanh lý cửa hàng giảm giá sốc, mua điện máy rinh ngay quà tặng...
“Không chỉ các cửa hàng bán trực tiếp mà nhiều trang mạng xã hội tung ra nhiều chiêu quảng cáo thu hút khách hàng, tạo sự hấp dẫn, mang đến nhiều quyền lợi cho khách hàng và doanh nghiệp nhằm thu hút người tiêu dùng. Theo đó, hàng hóa khuyến mại cũng vô cùng đa dạng từ đồ điện tử, điện lạnh, đến hàng may mặc, giày dép... ” - Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay.
Cẩn trọng với hàng giả, hàng kém chất lượng
Đại diện tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng nhấn mạnh, trên các trang web mua bán hàng online, những chương trình giảm giá, tặng quà khi mua hàng cũng rất sôi động, nhưng khi vào mua đa số mặt hàng được khuyến mại đều có mẫu mã cũ, trái mùa, kích cỡ và màu sắc hạn chế; một số sản phẩm chỉ niêm yết giá khuyến mại mà không niêm yết giá gốc... Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm dễ xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoặc các hành vi lừa đảo.
Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, kế hoạch tài chính, Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, công tác quản lý thị trường sẽ ngày càng khó khăn, phức tạp hơn khi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng bùng phát và ngày càng tinh vi.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng hiện còn gặp nhiều khó khăn khi kiểm tra, xử lý, việc xử lý mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, quan trọng nhất là làm sao để thay đổi được thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân, đó là họ biết là hàng vi phạm nhưng vẫn tiêu thụ.
Ông Nguyễn Quang Huy nhấn mạnh, trong thời điểm này, người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng hơn trong việc nhận diện phòng, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của chính mình.
“Không tham gia tiếp tay cho hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả đồng thời phản ánh thông tin, dấu hiệu vi phạm pháp luật trên địa bàn dân cư, đến lực lượng Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng để góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả” - ông Huy nói.
![]() |
Người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình kỹ năng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm. Ảnh: Ngọc Anh |
Còn theo Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình kỹ năng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, sử dụng các công cụ truy xuất thông tin do doanh nghiệp cung cấp như mã QR hoặc ứng dụng xác thực sản phẩm chính hãng.
Đồng thời, cần thay đổi thói quen mua sắm, ưu tiên lựa chọn các kênh phân phối chính thức hoặc các sàn thương mại điện tử uy tín thay vì các nguồn không rõ ràng; đặc biệt là khi mua các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
“Người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua sắm trực tiếp và online, chỉ mua hàng từ các cửa hàng, siêu thị và trang web, uy tín, có đánh giá tốt; kiểm tra kỹ thông tin về sản phẩm, nguồn gốc, chính sách đổi trả; không chuyển tiền trước mua hàng trực tuyến khi chưa xác minh được độ tin cậy của người bán” - Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khuyến cáo.
Bên cạnh đó, đối với thực phẩm ưu tiên các sản phẩm có nhãn mác đầy đủ, ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, điều kiện vận chuyển; chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với quần áo, đồ điện tử kiểm tra chất lượng, bảo hành và nguồn gốc sản phẩm. Tránh các sản phẩm trôi nổi, giá quá rẻ so với sản phẩm tương tự trên thị trường.
“Đặc biệt cần cảnh giác với khuyến mãi “quá hấp dẫn”. Nhiều chương trình khuyến mãi giả mạo được tung ra để lừa đảo hoặc bán hàng kém chất lượng. Người tiêu dùng cần so sánh giá cả, xem xét kỹ điều kiện áp dụng trước khi mua” - Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nhấn mạnh.
Ngoài ra, cần tránh các dịch vụ không rõ ràng: Đối với dịch vụ du lịch, vận tải, đặt chỗ ăn uống cần nghiên cứu kỹ và đặt tại các cơ sở, đơn vị có uy tín, có giấy phép kinh doanh; kiểm tra kỹ hợp đồng và các điều kiện, đièu khoản trước khi thanh toán.
Cùng với đó, phải bảo vệ thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, mã OTP cho bất kỳ ai không rõ danh tính; cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo ngân hàng, cơ quan chức năng.
“Người tiêu dùng cần phản ảnh và tố cáo với cơ quan quản lý Nhà nước; tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nếu phát hiện dấu hiệu gian dối hoặc quyền lợi của mình bị xâm phạm” - Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khuyến nghị.
Khi phát hiện hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng hãy báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương); đường dây nóng 1900.2677 của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Website: nguoitieudung.org.vn; Email: [email protected]; [email protected]. Điện thoại: 02466885666, hoặc Ứng dụng người tiêu dùng; hoặc Cục Quản lý Thị trường các địa phương, khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc bị lừa đảo… để được hỗ trợ kịp thời. |
Tin mới cập nhật

Bạc là tài sản định giá thấp và nhiều cơ hội đột phá

Sầu riêng tiếp tục rớt giá, thương lái 'ngưng mua'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hà Nội: Tạm giữ hơn 14.000 đôi tất giả nhãn hiệu nổi tiếng

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Thị trường công tắc, ổ cắm cao cấp sôi động với cuộc đua thiết kế và công nghệ

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’
Tin khác

Dâu tằm đổ bộ chợ Việt, tiểu thương 'chốt đơn' mỏi tay

Lạng Sơn: Quản lý thị trường tiêu hủy 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Vì sao thực phẩm đóng hộp có thể nhiễm botulinum?

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Top thương hiệu xe máy điện 'chiếm sóng' thị trường 2025

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại
