Nghệ An: Gừng Kỳ Sơn sẽ xây dựng sản phẩm OCOP 5 sao vào năm 2023
Hiện nay, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An đã được biết đến như: Gừng Kỳ Sơn, gà đồi Thanh Chương, dược liệu Pù Mát, rượu Mú Từn, lạc Diễn Châu, tương Sa Nam … Trong đó, gừng Kỳ Sơn vốn là cây dược liệu được đồng bào Hơ Mông trồng làm gia vị ở vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt.
![]() |
Hướng dẫn bà con thu hoạch gừng |
Khởi đầu từ việc lựa chọn cây trồng mang tính đặc thù của đồng bào các dân tộc huyện Kỳ Sơn, gừng là cây bản địa được đồng bào các dân tộc trồng cách đây hàng trăm năm. Nhờ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đặc thù cùng với cách trồng truyền thống trên nương rẫy nên củ gừng Kỳ Sơn có chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao mà không nơi nào có được.
Lựa chọn gừng là cây chủ lực để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, năm 2019, huyện Kỳ Sơn đã xây dựng nhãn hiệu và đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Gừng Kỳ Sơn”. Theo đó, huyện Kỳ Sơn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Gừng Kỳ Sơn” cho Hợp tác xã nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn. Để đảm bảo chứng nhận chỉ dẫn địa lý, ngay từ khi triển khai mô hình liên kết, hợp tác xã đã cung cấp dịch vụ các loại giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao quy trình kỹ thuật cho đồng bào các dân tộc. HTX cũng chủ động hợp tác với các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp, các nhà khoa học để tìm hướng nâng cao chất lượng sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Năm 2019, HTX đã liên kết được các thị trường thông qua Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Công ty TNHH Dagron, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, TP. Hà Nội… Thông qua hợp tác xã Hương Sơn, các chuyên gia Nhật Bản, các công ty ở Bangladet, Thái Lan, Công ty Dragon Việt Nam đã đến tận rẫy gừng xem xét, đánh giá kỹ thuật trồng, chất lượng và thu mua sản phẩm.
Trên cơ sở đó, hợp tác xã đã xây dựng sản phẩm gừng Kỳ Sơn thành sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu. Năm 2020, sản phẩm “gừng Kỳ Sơn” đã được tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao. Từ mô hình trồng cây xoá đói, giảm nghèo, gừng Kỳ Sơn trở thành sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, tem nhãn truy xuất nguồn gốc và đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Hiện tại, thông qua một số doanh nghiệp xuất khẩu, gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu sang Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và châu Âu.
![]() |
Phấn đấu xây dựng gừng Kỳ Sơn thành sản phẩm OCOP 5 sao |
Năm 2021, hợp tác xã liên kết với gần 150 hộ nông dân là đồng bào dân tộc Hơ Mông thuộc các xã Tà Cạ, Tây Sơn, Mường Lống, Đooc Mạy để trồng 40ha gừng và thu mua toàn bộ sản phẩm gừng tươi cho các hộ tham gia liên kết.
Đầu năm 2022, hợp tác xã đã đưa củ gừng tươi vào TP. Đà Nẵng để kiểm định chất lượng và quảng bá, tiếp thị với các công ty chế biến và xuất khẩu gừng, chợ đầu mối nông sản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tại TP. Đà Nẵng.
Với quyết tâm của hợp tác xã và sự hỗ trợ nguồn vốn của Nhà nước, ngoài sản phẩm gừng tươi đạt hạng OCOP 3 sao, hiện nay, hợp tác xã đã đầu tư máy móc thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất, chế biến thêm các sản phẩm mới như: Tinh dầu gừng, gừng lát sấy khô, bột gừng... Mục tiêu của hợp tác xã là xây dựng thương hiệu gừng Kỳ Sơn ngày càng vững mạnh và phấn đấu đạt hạng OCOP 5 sao vào năm 2023.
Việc xây dựng gừng Kỳ Sơn thành sản phẩm OCOP 5 sao không chỉ nâng cao chất lượng, thương hiệu của sản phẩm mà điều quan trọng là giúp đồng bào thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm. Định hướng đồng bào chuyển từ sản xuất truyền thống sang ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thời gian qua, sản phẩm OCOP “Gừng Kỳ Sơn” được duy trì và phát triển bền vững trên địa bàn huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. |
Tin mới cập nhật

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Tin khác

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
