Ngành than duy trì ổn định nhịp độ sản xuất

Hiện các đơn vị của TKV đang tập trung tháo gỡ khó khăn, phát động các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành 23%-25% chỉ tiêu sản lượng trong quý I.
Công ty Xây lắp mỏ - TKV: Phấn đấu đạt doanh thu trên 900 tỷ đồng trong năm 2022 TKV tăng sản lượng khai thác, đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện

Riêng tháng 3 này, TKV dự kiến sản xuất 3,56 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ hơn 4,3 triệu tấn. Việc duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý I đã tạo đà giúp TKV bứt phá cho những tháng tiếp theo.

Ngành than duy trì ổn định nhịp độ sản xuất
Bốc xúc than sạch tiêu thụ cho các hộ sản xuất ở Công ty tuyển than Cửa Ông.

Huy động tối đa nhân lực, thiết bị sản xuất

Than Cọc Sáu hiện đang khai thác than tiệm cận độ sâu âm 300m. So các mỏ lộ thiên của TKV, mỏ Cọc Sáu đang giữ kỷ lục "3 nhất" (sâu nhất; khó khăn nhất; lượng bùn, nước nhiều nhất). Theo kế hoạch TKV giao, năm nay, Than Cọc Sáu phấn đấu khai thác hơn 1,5 triệu tấn than nguyên khai (tăng 200 nghìn tấn so năm trước). Trong khi điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, địa chất phức tạp, việc hoàn thành mục tiêu cao như nêu trên là thách thức không nhỏ.

Năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đặt mục tiêu sản xuất hơn 39 triệu tấn than, tiêu thụ hơn 46,5 triệu tấn.

Công ty xác định "chìa khóa" vượt qua khó khăn, thách thức chính là đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, gắn với đặc thù của đơn vị.

Ngay sau khi kết thúc đợt thi đua 90 ngày đêm sản xuất, tiêu thụ than quý IV/2022, Than Cọc Sáu tiếp tục phát động phong trào thi đua tập trung cao độ nhân lực, thiết bị cho sản xuất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch quý I và quý II.

Ngay từ tháng đầu năm, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, lãnh đạo công ty đã khuyến khích huy động công nhân tăng ca, đẩy nhanh tiến độ hạ moong than.

Giám đốc Công ty cổ phần Than Cọc Sáu Nguyễn Văn Thuấn cho biết: Công ty đã bố trí tối đa thiết bị để mở diện, xử lý bùn, khai thác than từ mức âm 180m xuống âm 85m; huy động liên tục năm máy xúc xử lý bùn, đất, 10 thiết bị xe xúc xử lý bùn moong; sử dụng các hệ thống bơm công suất lớn để giữ mực nước, bảo đảm khai thác thuận lợi, có phương án bảo đảm an toàn sản xuất tại khu vực moong, bố trí lãnh đạo trực ba ca tại khai trường để điều hành, theo dõi giám sát kịp thời,…

Công ty Than Nam Mẫu là một trong những đơn vị sản xuất hầm lò chủ lực của TKV và diện sản xuất cũng khó khăn nhất Tập đoàn. Công ty có 10 lò chợ khai thác than, diện sản xuất đang ở mức âm 150m. Do điều kiện địa chất, trữ lượng, chất lượng than đi vào khu vực khó, vỉa dốc, diện sản xuất xuống sâu, đi xa, từ năm 2022 đến nay, công ty bị giảm thời gian làm việc hữu ích, số lần chuyển diện nhiều,... ảnh hưởng trực tiếp sản xuất.

Ðể khắc phục khó khăn, từ đầu năm đến nay, công ty tập trung giữ vững an toàn lao động; huy động mức cao nhất về thiết bị, lực lượng lao động vào sản xuất, áp dụng nhiều thiết bị cơ giới hóa vào sản xuất, như xe khoan 2 cần, máy xúc ML01-0,09 (0,12), máy xúc rôto gầu xoắn để cơ giới hóa khâu đào lò và bốc xúc.

Năm 2023, công ty đặt mục tiêu phấn đấu sản xuất hơn 2,2 triệu tấn than, dự kiến quý I, công ty khai thác hơn 500 nghìn tấn than, ước đạt hơn 25% kế hoạch năm.

Thông thường, trong quý I, số ngày lao động ít do trùng lịch nghỉ Tết Nguyên đán, để tập trung cao độ cho sản xuất, với tinh thần "khó khăn gấp đôi, nỗ lực gấp ba", các đơn vị của TKV đã chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, ổn định sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng và phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức, toàn diện các mục tiêu đề ra trong năm nay.

Phong trào thi đua của Tập đoàn gắn liền với giải quyết các mục tiêu quản lý, nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và gắn liền với phát triển nguồn nhân lực, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Trong hai tháng qua, TKV đã sản xuất hơn 5,7 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 7,27 triệu tấn, doanh thu đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu than tăng gần 50%.

Tăng tốc khoan thăm dò trữ lượng than

Trong hoạt động khai thác than, khoan thăm dò, khảo sát trữ lượng than có ý nghĩa quan trọng giúp các mỏ đánh giá trữ lượng sát thực tế để duy trì hiệu quả hoạt động, phát triển lâu dài. Nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho các dự án mỏ, TKV dành nguồn lực cao ưu tiên khoan thăm dò khảo sát trữ lượng than. Công ty cổ phần Ðịa chất mỏ là đơn vị chuyên sâu thực hiện thăm dò địa chất, khoáng sản của TKV, triển khai thành công nhiều dự án khoan thăm dò mang tính chiến lược, phát triển lâu dài cho Tập đoàn.

Vừa qua, công ty đã hoàn thành lỗ khoan MK1227 sâu 1.320m, đạt kỷ lục công trình khoan thăm dò sâu nhất tại bể than Quảng Ninh đến thời điểm hiện tại. Lỗ khoan MK1227 thuộc Ðề án thăm dò mỏ than Mạo Khê, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò năm 2020. Vị trí lỗ khoan nằm tại khu vực đồi núi cao, dốc đứng, địa chất rất phức tạp,…

Sau hơn năm tháng thi công, lỗ khoan MK1227 đã đạt độ sâu 1.320m an toàn, năng suất, chất lượng, xác định được sự tồn tại của các vỉa than và triển vọng tài nguyên mức dưới âm 600m cánh bắc mỏ Mạo Khê là tương đối lớn.

Ðể hoàn thành mũi khoan, công ty đã đầu tư mới máy khoan HXY-5A và dự phòng đủ thiết bị; huy động đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, tay nghề cao, chấp hành nghiêm quy trình, quy phạm kỹ thuật trong vận hành khoan.

Phó Giám đốc Công ty Nguyễn Xuân Huệ cho biết: Sau hơn năm tháng thi công, lỗ khoan MK1227 đã đạt độ sâu 1.320m an toàn, năng suất, chất lượng, xác định được sự tồn tại của các vỉa than và triển vọng tài nguyên mức dưới âm 600m cánh bắc mỏ Mạo Khê là tương đối lớn.

Chiến lược phát triển của TKV xác định: "Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh", thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh và TKV sẽ báo cáo các bộ, ngành liên quan tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn đối với các đề án thăm dò.

Tập đoàn cũng đẩy nhanh tiến độ thăm dò khảo sát trữ lượng than các dự án mỏ ở mức sâu hơn, nhằm chuẩn bị sẵn sàng nguồn tài nguyên than phục vụ đầu tư hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững. Việc thăm dò khảo sát nhằm mục tiêu phát triển tài nguyên, nâng cấp trữ lượng, lập dự án các dự án mỏ và thường phải đi trước 10 năm để phục vụ gối đầu khi một dự án mỏ dần kết thúc.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc thăm dò khảo sát trữ lượng than của TKV gặp không ít khó khăn liên quan vấn đề chồng lấn với các quy hoạch đất rừng. Vướng mắc nhất hiện nay là các đề án thăm dò phục vụ xuống sâu có nhiều diện tích bị chồng lấn quy hoạch rừng phòng hộ, ảnh hưởng việc nâng cấp trữ lượng, lập dự án đầu tư mỏ, trong khi tổng trữ lượng các mỏ này được xác định gần 820 triệu tấn, tổng công suất gần 8 triệu tấn/năm, tương đương 20% sản lượng hiện nay của TKV.

Tổng Giám đốc TKV Ðặng Thanh Hải cho biết: TKV đang xây dựng và triển khai các giải pháp đối với từng đơn vị để thực hiện sản xuất, kinh doanh ổn định, cung cấp đủ than cho các đối tác, bạn hàng theo hợp đồng dài hạn đã ký, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động; tăng trưởng hợp lý.

Thời gian tới, TKV tiếp tục đổi mới, sáng tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, khai thác tối đa chuỗi giá trị gia tăng trên nền sản xuất than-khoáng sản nhằm tăng thời gian làm việc hữu ích của người lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, an toàn trong sản xuất.

Cùng với đó, TKV cũng chủ động trong sản xuất và tiêu thụ than theo mô hình "Sản xuất và thương mại than" với phương châm vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu than linh hoạt, theo hướng sản xuất tối đa các loại than chất lượng cao, tận dụng lợi thế trong việc pha trộn than nhập khẩu và than sản xuất trong nước để cung cấp cho các hộ tiêu thụ.

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Ngành điện tử của Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ, hướng đến phát triển bền vững nhưng thân thiện với môi trường.
Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương đang nỗ lực thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ với những chính sách thông thoáng.
Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Nhiều tập đoàn công nghệ dịch chuyển vào Việt Nam, kéo theo một loạt doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đây là cơ hội cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Bên cạnh nỗ lực cải tiến sản xuất để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải hợp tác với nhau.
Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.

Tin khác

Tạo lực đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

Tạo lực đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

Ngành nhựa được xem là một trong những ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, ngành này đang gặp phải không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu.
Công nghiệp hỗ trợ ô tô:

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: 'Tăng lực' để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn diện nếu không muốn rơi vào “bẫy năng suất thấp”.
Cần chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Cần chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Để ngành da giày chủ động nguyên phụ liệu cho sản xuất, doanh nghiệp trong ngành mong muốn có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ về vốn

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ về vốn

CNHT Việt được xác định chưa xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là “điểm nghẽn”.
Tìm giải pháp để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Tìm giải pháp để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, theo các chuyên gia doanh nghiệp CNHT nên tận dụng chính sách ưu đãi về hoàn thuế và chính sách thúc đẩy sản xuất.
Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

VIMEXPO 2024 là sự kiện chuyên ngành do Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp và Công ty Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức
Khai mạc Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024

Sáng 18/9, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Khai mạc Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024.
Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Chuyên gia cho rằng, để ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững cần tính đến các yếu tố đồng bộ hạ tầng giao thông, chính sách "dung dưỡng nguồn thu".
Cần làm rõ vai trò của địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cần làm rõ vai trò của địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mô hình hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đầu tàu đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Công nghiệp hỗ trợ gỡ “nút thắt” về chính sách

Công nghiệp hỗ trợ gỡ “nút thắt” về chính sách

Việc các tập đoàn hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam là tín hiệu mừng. Tuy nhiên, để DN công nghiệp hỗ trợ vào được chuỗi cung ứng toàn cầu không đơn giản.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động