Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, đảm bảo lợi ích chính đáng của doanh nghiệp

Năm 2023, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng vệ thương mại, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước.
Tăng khả năng phòng vệ cho doanh nghiệp ngành thép Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, đặc biệt là thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, công tác phòng vệ thương mại tiếp tục được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện để bảo vệ ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu. Ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, đảm bảo lợi ích chính đáng của doanh nghiệp

Năm 2022 khép lại với những thuận lợi, khó khăn đan xen, xin ông cho biết công tác phòng vệ thương mại đã diễn biến và có kết quả ra sao?

Do năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế nước ta ngày càng lớn, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Tính đến hết tháng 11 năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 225 vụ việc điều tra. Trong năm 2022, đã có 16 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng đối với pin mặt trời, tủ gỗ, một số sản phẩm thép, hóa chất… Đáng chú ý, riêng năm 2022 hàng hóa xuất khẩu của ta đã phải đối mặt với 10 vụ việc điều tra chống lẩn tránh, gần bằng một nửa số lượng các vụ việc điều tra chống lẩn tránh trước đó.

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen như sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng, phạm vi điều tra ngày càng mở rộng, quy trình điều tra ngày càng khắt khe, một số nước chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ... nhưng công tác kháng kiện năm 2022 cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Ví dụ như mức thuế chống bán phá giá do Hoa Kỳ áp dụng đối với sản phẩm mật ong xuất khẩu từ Việt Nam đã giảm từ 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27% trong kết luận cuối cùng đã phần nào giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang thị trường này. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá tra, basa lớn của Việt Nam vẫn duy trì được mức thuế chống bán phá giá 0.00 USD/kg qua các kỳ rà soát để tiếp tục xuất khẩu vào thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Ở góc độ là công cụ để bảo vệ các ngành sản xuất của Việt Nam trước sự cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu, công tác phòng vệ thương mại cũng tiếp tục đem lại những kết quả tích cực. Ngoài 16 biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được duy trì, ba biện pháp bổ sung đã được áp dụng đối với một số sản phẩm đường, vật liệu hàn và nội thất văn phòng nhập khẩu trong năm 2022.

Có thể khẳng định, các biện pháp phòng vệ thương mại đã góp phần thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước, giúp các ngành sản xuất có cơ hội phục hồi và phát triển, đảm bảo việc làm và thu nhập của gần 150.000 lao động.

Trong nỗ lực chung để đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trước các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài, Bộ Công Thương đã quyết liệt thể hiện vai trò ra sao thưa ông?

Ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương
Ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương

Nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ. Trong đó, Bộ luôn duy trì các kênh liên lạc với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài, luật sư, hiệp hội và doanh nghiệp để kịp thời cập nhật tình hình, thông tin các vụ việc phòng vệ thương mại nhằm cung cấp tới các bên liên quan một cách nhanh chóng và chính xác.

Cũng như đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm giúp các hiệp hội nắm bắt được khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại, từ đó chủ động cân nhắc để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình một cách hợp lý nhằm tránh giảm thiểu tác động tiêu cực. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng luôn tích cực sử dụng các kênh đối thoại song phương, đa phương để xử lý vụ việc bất hợp lý đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam...

Đối với công tác phối hợp liên ngành, Bộ Công Thương luôn đẩy mạnh sự hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa các Bộ, ngành trong các vụ việc điều tra có liên quan. Bộ cũng thường xuyên liên lạc, trao đổi với các tỉnh có doanh nghiệp bị điều tra để thu thập, rà soát và đối chiếu thông tin. Đơn cử trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá với sản phẩm mật ong, Bộ đã tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao nhằm trao đổi với Hoa Kỳ quan điểm của Việt Nam đối với vụ việc.

Năm qua, với tần xuất các vụ việc phòng vệ thương mại gia tăng, ngoài sự vào cuộc của cơ quan quản lý, ông có đánh giá gì về sự chủ động ứng phó của doanh nghiệp trong nước?

Qua quá trình phối hợp giữa Cục Phòng vệ thương mại với hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi xử lý các vụ việc điều tra của nước ngoài, chúng tôi nhận thấy năng lực và kinh nghiệm của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại đã dần được cải thiện, nhất là những nhóm ngành hàng thường xuyên là đối tượng điều tra phòng vệ thương mại như các mặt hàng thép, thủy sản, gỗ...

Đối với các ngành hàng này, hiệp hội đã thể hiện được vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý; Hệ thống quản trị của doanh nghiệp đã dần chuyên nghiệp, tuân thủ theo chuẩn mực kế toán quốc tế, hệ thống sổ sách đáp ứng yêu cầu của cơ quan điều tra, nhằm đạt hiệu quả hơn khi kháng kiện.

Nhờ đó, công tác ứng phó các vụ việc phòng vệ thương mại đã thu được kết quả tích cực. Ví dụ trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang Hoa Kỳ) không bị áp thuế chống bán phá giá.

Trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng, thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam là 8,35%, thấp hơn nhiều so với mức do ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ cáo buộc (110%); hay vụ việc Đài Loan (Trung Quốc) điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gạch men, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam (chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu gạch men của Việt Nam sang Đài Loan) không bị áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức độ thấp.

Những kết quả như vậy đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam duy trì và thậm chí phát triển thêm được thị phần tại thị trường xuất khẩu khi hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh khác bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với mức thuế áp dụng đối với hàng hóa của Việt Nam.

Thời gian tới, ông có thể nêu những khó khăn, thách thức về phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp, ngành hàng phải đối diện?

Thứ nhất, các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ bị gia tăng điều tra phòng vệ thương mại trong thời gian tới, đặc biệt là điều tra chống lẩn tránh thuế, từ nhiều thị trường xuất khẩu khác nhau. Tính chất các vụ việc cũng sẽ ngày càng phức tạp và khó khăn hơn trong việc ứng phó, xử lý.

Ngoài ra, xu hướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại trong những năm gần đây ngày càng phổ biến do các quốc gia đang tăng cường bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước. Một số ngành hàng của Việt Nam hiện đang có sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng trong vài năm gần đây nên sự va chạm với lợi ích của các ngành sản xuất trong nước của các thị trường nhập khẩu là không thể tránh khỏi. Trong đó có những mặt hàng đang là đối tượng bị áp thuế phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu với nước thứ ba. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ việc điều tra chống lẩn tránh là do các đối tác nhập khẩu nghi ngờ hàng hóa bị điều tra chưa tạo ra giá trị gia tăng đáng kể tại Việt Nam.

Thứ hai, do Việt Nam đang trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa nắm rõ về pháp luật phòng vệ thương mại, các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia vào các vụ việc điều tra về phòng vệ thương mại.

Bất cập hiện nay của nhiều doanh nghiệp đó là thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia có những hiểu biết về luật pháp, để có thể theo dõi, chuẩn bị ứng phó một cách linh hoạt; hệ thống quản trị doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu còn chưa hoàn thiện.

Việc tham gia điều tra đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân bổ nguồn lực tài chính cũng như con người trong thời gian khá lâu. Do đó, khi cơ quan nước ngoài khởi xướng điều tra, nhiều doanh nghiệp cảm thấy lo lắng, thất vọng, chưa chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt, lo sợ hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại ở mức cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu.

Năm 2023, để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại, cũng như tránh thiệt hại cho hàng hoá trong nước do sự gia tăng của hàng nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cụ thể nào?

Thông qua các hoạt động của Đề án như: Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại; Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ và Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA... chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, địa phương để phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại đến cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp có thể nắm vững được các nguyên tắc cơ bản của việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; khả năng tác động của chúng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu; các hoạt động cần triển khai khi trở thành đối tượng bị điều tra để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp cùng với các Bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động như đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, cảnh báo sớm, sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; tiếp tục trực tiếp can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài khi phát hiện trong hoạt động điều tra có điểm chưa phù hợp với các quy định của WTO...

Đồng thời, để tiếp tục đem lại hiệu quả tích cực cũng như giúp các ngành sản xuất trong nước khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của hàng nhập khẩu gây ra, giữ vững sản xuất và từng bước phát triển, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, tích cực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại.

Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước thông qua việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)

Tin mới cập nhật

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền về những cam kết của Việt Nam trong bảo vệ rừng sẽ góp phần mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ.
Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn thị trường cho nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là nhiệm vụ quan trọng.
Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Tháng đầu năm 2025, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 14,88 nghìn tấn hạt điều, với trị giá 102,45 triệu USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 45% về trị giá.
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Việt Nam - Singapore có nền tảng vững chắc, thể hiện qua chuỗi 14 khu công nghiệp VSIP trên toàn quốc. Và hợp tác ngành bán dẫn là lĩnh vực tiềm năng hai bên.
Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Xuất khẩu tới 80% sản lượng, ngành da giày luôn đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mở rộng hơn nữa thị trường.
“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí

Sản phẩm cơ khí của Việt Nam vẫn chưa vươn rộng ra thị trường thế giới, thực hiện nhiều hơn hoạt động xúc tiến thương mại là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.
Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thiết kế mẫu mã và sản xuất, xúc tiến thương mại là giải pháp cần thiết nhằm mở rộng thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ.
Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm

Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn.
Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Việt Nam gia tăng nhập khẩu kim loại từ Ấn Độ

Tháng đầu năm 2025, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng kim loại từ Ấn Độ đạt 55,5 triệu USD, tăng 131,6% so với cùng kỳ.
Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dưới hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, cùng tiềm lực bản thân, ngay từ đầu năm, ngành dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’ đến tìm cơ hội hợp tác.

Tin khác

'Nới' quy định cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu được tổ chức tại Việt Nam đã chứng minh được hiệu quả nhưng những quy định liên quan đến đấu thầu đang làm khó doanh nghiệp.
2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

2 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản nào xuất khẩu mạnh?

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Xúc tiến thương mại- kênh ‘mở’ thị trường cho hàng dệt may

Trong năm 2025, Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến nhằm mở rộng thị trường cho hàng dệt may.
Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Cơ hội cho tương lai ngành điện, năng lượng xanh Việt Nam

Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025 tiếp tục là 'cầu nối' hiệu quả trong xúc tiến thương mại ngành điện, thu hút đầu tư phát triển năng lượng xanh Việt Nam.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng 2.154% về lượng

Tháng 1/2025, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Canada tăng mạnh 2.154% về lượng, tăng 1.919% về kim ngạch nhưng giảm 10,4% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường dịp Tết

Tết Nguyên đán cận kề, ngành Công Thương Tuyên Quang nỗ lực đảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại

Năm 2024, gần 6.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại địa phương được hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Trong 5 năm, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần giúp gần 2.000 hộ ở Kon Tum thoát nghèo, hàng trăm hộ dân làm giàu, có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

IBTE mở ra cơ hội phát triển cho thị trường đồ chơi và sản phẩm trẻ em Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Sản phẩm và Đồ chơi Trẻ em Việt Nam (IBTE) sẽ được tổ chức tại Trung tâm SECC, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 18-20/12/2024.
Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Ngành nông lâm sản đối mặt thách thức lớn trước Quy định EUDR

Chuỗi cung ứng nông sản phức tạp là trở ngại lớn để ngành cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể đáp ứng Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR).

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Phiên bản di động