Năm 2024 nói gì với du lịch Việt Nam?
Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam Muốn bắt kịp Thái Lan, du lịch Việt Nam học hỏi điều gì? |
Hai tiêu chí được xem là quan trọng với du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng là lượng khách và những danh xưng làm nền cho tính hấp dẫn của điểm đến đều tụ hội trong năm 2023 với du lịch Việt.
Về tiêu chí con số khách du lịch quốc tế ước đạt 12,5 triệu lượt khách không chỉ vượt chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm (8 triệu lượt) mà còn đạt mục tiêu đã điều chỉnh (12,5-13 triệu lượt). Trong khi đó lượng khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt cũng vượt 5,8% so với kế hoạch năm 2023.
Về mặt danh xưng có nhiều, trong đó đáng kể nhất là việc lần thứ 5 Việt Nam được bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á”.
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều xung đột, dịch bệnh, thắt chặt hầu bao chi tiêu của nhiều nước, đây là những tín hiệu tích cực, góp phần củng cố hình ảnh có một điểm sáng, điểm đến Việt Nam bình an, thân thiện và cũng cho thấy tiềm năng, dư địa để du lịch Việt Nam đi xa hơn nữa là không hề nhỏ chứ không chỉ dừng lại con số doanh thu 672 nghìn tỷ đồng trong năm 2023
Đi cùng với các nỗ lực của địa phương, ở góc độ vĩ mô, lãnh đạo Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt cùng hành động kịp thời để gỡ khó cho ngành, đặc biệt là việc ban hành chính sách miễn thị thực và cấp thị thực điện tử mới, trong đó thời hạn thị thực điện tử được nâng lên từ 30 đến 90 ngày có hiệu lực từ 15/8/2023.
Du lịch Việt Nam sẽ làm gì để duy trì được vị thế có được năm 2023 như là một trong các sự kiện nổi bật của đất nước sau rất nhiều năm nỗ lực là câu hỏi của năm 2024 đang đặt ra. Để từ đó thực sự là một thương hiệu của thế giới, để tận dụng được việc các thị trường du lịch lớn đã mở cửa trở lại lại vừa tạo thêm động lực để tăng trưởng nhưng cũng tạo thêm tính cạnh tranh gay gắt.
![]() |
Du lịch Việt Nam đang cần thêm nhiều sản phẩm cho du khách. Ảnh minh hoạ. |
Hai bài toán mà năm 2024 đang đặt ra với du lịch trong nước là có thêm các sản phẩm du lịch mới và tiếp tục có các chính sách quản lý theo kịp đà thực tiễn. Tuy là hai bài toán song thực chất vẫn là một. Đó là bài toán tạo giá trị gia tăng cho du lịch Việt để thoát ra khỏi tâm lý “phập phù” lâu nay, để khi nói đến du lịch trong nước, không chỉ là những đám đông ồn ã chỉ trong các mùa vụ mà là một hình ảnh mới về chất lượng.
Một câu hỏi lớn khác đã tồn tại nhiều năm qua nhưng hiện còn chưa có câu trả lời rõ ràng là trong số hàng chục triệu khách nước ngoài đến Việt Nam, lượng khách từng đến là bao nhiêu. Trên thực tế chỉ số này nếu không phải là quan trọng nhất với du lịch thì nó xứng đáng được đặc biệt quan tâm và cần một câu trả lời thoả đáng, bởi chính họ mới là những động lực thực sự để củng cố cho thương hiệu du lịch Việt Nam.
Những tín hiệu vui của năm 2023 là điểm gợi mở cho thấy du lịch Việt Nam cần giải quyết rốt ráo các sản phẩm du lịch cho du khách nhất là các sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, nông thôn… Bởi lâu nay các sản phẩm du lịch trong nước vẫn đi theo các lối mòn của các suy nghĩ cũ, mô típ cũ, quá ỷ lại vào di tích, bờ biển, non cao mà trên thực tế các di sản, di tích này đã bị khai thác một cách thái quá, khiến không chỉ du khách nước ngoài chỉ dám đến một lần mà ngay cả khách trong nước có phần quay lưng lại.
Giải quyết tốt bài toán sản phẩm du lịch còn góp phần giải toả một tâm lý lâu nay của những người làm du lịch là quá phụ thuộc vào việc “đếm” lượng khách thay vì hướng đến mục tiêu khách du lịch nước ngoài “vào sâu, lâu ra” như chính tâm sự của một lãnh đạo ngành du lịch từng mong mỏi.
Đây cũng là điều kiện đủ của bài toán du lịch Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Điều kiện cần chính là việc các chính sách quản lý đã tốt, vẫn cần tốt hơn nữa. Tốt ở đây là việc theo kịp được thực tiễn của du lịch, thay vì cứ lẽo đẽo theo sau như lâu nay. Cái dây cung của chính sách cần có độ bật tốt hơn nữa để đẩy mũi tên tăng trưởng của ngành du lịch đi xa hơn, tận dụng tốt hơn nữa những chính sách đối ngoại thành công cùng vị thế của đất nước.
Tin mới cập nhật

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia: Điều chỉnh thể chế phát triển ngành lúa gạo

Những thách thức pháp lý dai dẳng về môi trường đầu tư: Góc nhìn doanh nghiệp châu Âu

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo nóng khi phát hiện sai sót ở các trung tâm đăng kiểm

Chuyên gia nói gì về việc “lương tăng 1 đồng, giá tăng 3 đồng”?

Tiền tài khoản ''không cánh mà bay'' và nỗi lo an toàn ngân hàng điện tử

Điểm chuẩn vào lớp 10: Đỉnh cao hay vực sâu?

Hà Nội: Khi nào mới hết những vụ cháy nhà, chết người thảm khốc?

Hãy để ông Thích Minh Tuệ được toại nguyện an nhiên ẩn tu
Tin khác

Đừng biến Thích Minh Tuệ thành người nổi tiếng bất đắc dĩ!

Điện mặt trời mái nhà: Đừng ‘bới lông tìm vết’ để rồi ‘nhìn gà hóa cuốc’

Thấy gì từ thông điệp kiên quyết của một số Bí thư Tỉnh ủy về quản lý đất đai?

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo "giúp thu hồi vốn bị lừa"

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
