Mở rộng xuất khẩu sang Nhật Bản: Cách nào hiệu quả?
Điếm danh những thị trường triển vọng của xuất khẩu thủy sản Việt Xuất khẩu cá tra sang EU kỳ vọng tăng trưởng trở lại Xuất khẩu cá ngừ cần động lực thúc đẩy trong năm 2025 |
Nhiều cơ hội mở rộng thị phần
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 46 tỷ USD, chiếm 6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.
Thương mại song phương Việt Nam và Nhật Bản có những đặc điểm nổi bật, trong đó đáng chú ý là sự bổ sung rõ nét trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như thủy sản, dầu thô, dệt may, dây điện, dây cáp điện, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính và linh kiện, than đá, giày dép. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp như máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, sắt thép, vải và nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất và linh kiện ô tô.
![]() |
Thủy sản là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu có kim ngạch lớn sang thị trường Nhật Bản Ảnh: Vũ Sinh |
Nhận định về con số xuất khẩu đạt được trong năm vừa qua, ông Nguyễn Đức Minh – Phó Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản, cho rằng rất đáng kể, đồng thời thể hiện quyết tâm, nỗ lực của của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn, đồng Yên yếu.
Về cơ hội gia tăng kim ngạch song phương cũng như mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, ông Nguyễn Đức Minh nhìn nhận có nhiều cơ hội. Đầu tiên, quan hệ 2 nước đang phát triển tốt đẹp, việc triển khai các thỏa thuận hợp tác mang lại nhiều cơ hội thương mại, đầu tư. Đặc biệt, hiệp định thương mại tự do mà hai nước là thành viên, như: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản.
Một điểm rất đáng lưu ý, cộng đồng người Việt tại Nhật Bản đang phát triển rất năng động và mạnh mẽ. Hiện có gần 700.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, đã thúc đẩy xu hướng tiêu dùng sản phẩm Việt tại Nhật Bản tăng lên, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khai thác.
“Đặc biệt, chất lượng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ngày càng cải thiện và nâng cao, từ đó đáp ứng được nhu cầu thị trường khó tính như Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã chú trọng đầu tư bài bản cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tiêu chuẩn cao sang Nhật Bản, mở đường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ học hỏi kinh nghiệm để củng cố kinh doanh tại Nhật Bản”, ông Nguyễn Đức Minh nhấn mạnh.
Làm sao để tận dụng cơ hội
Cũng theo Phó Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản, thị trường này có nhu cầu nhập khẩu tương đối lớn các sản phẩm của Việt Nam đang có thế mạnh như quần áo, thủy sản, gỗ. Mặt khác, dù Nhật Bản xu hướng sử dụng hàng nội địa rất mạnh, người tiêu dùng đã cởi mở hơn với việc sử dụng sản phẩm nước ngoài, đã mở rộng cánh cửa bước vào thị trường cho doanh nghiệp Việt.
![]() |
Việt Nam nhập khẩu nhiều linh kiện điện tử từ Nhật Bản. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn luôn là thị trường khó tính, quy định về nhập khẩu rất nghiêm ngặt, trong đó một số sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chưa ổn định.
Người tiêu dùng Nhật Bản có nhu cầu cao và tương đối đặc thù về kiểu dáng, hình thức, công năng của sản phẩm cũng là thách thức buộc doanh nghiệp phải linh hoạt trong đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Từ những thách thức trên, ông Nguyễn Đức Minh cho rằng, vai trò của cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng hiệu quả hơn và tìm cách mở cửa thị trường.
“Có những nhóm hàng hóa của Việt Nam hiện chưa được nhập khẩu vào Nhật Bản, chúng tôi nỗ lực, tìm mọi giải pháp nhằm mở cửa được thị trường, tạo điều kiện, cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp”, Phó Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản bày tỏ.
Công tác ngoại giao kinh tế nói chung, hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng được xác định là công việc thường xuyên không chỉ riêng của thương vụ. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản có đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Khoa học và Công nghệ… những bộ phận này có thể hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ du lịch, khách sạn, giáo dục… “Chúng tôi thường xuyên họp, nắm bắt thông tin để tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp trong nước một cách hiệu quả nhất”, ông Nguyễn Đức Minh cho biết thêm.
Tuy nhiên, do lực lượng nhân sự của cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản mỏng, do vậy khi có nhu cầu, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin trước thông qua các kênh trong nước, hiệp hội ngành hàng để có đề xuất trúng nhất giúp tiết kiệm thời gian, chi phí của doanh nghiệp và công tác hỗ trợ của đại sứ quán hiệu quả hơn.
Bước sang năm 2025, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với nhiều triển vọng sáng. Hai nước không chỉ tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do hiện có mà còn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn khổ đa phương. |
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ
Tin khác

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
