Mở đường xuất khẩu cho nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long

Là vùng sản xuất, xuất khẩu nông, thủy sản chủ lực của cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được Chính phủ quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, mở đường cho xuất khẩu hàng hóa của vùng trọng điểm này.

Vựa nông thủy sản của cả nước

Theo Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và nhóm chuyên gia Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright thực hiện, dù chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước nhưng ĐBSCL là vùng đóng góp nhiều nhất vào thặng dư thương mại của Việt Nam. Trong năm 2020, ĐBSCL xuất siêu 9,4 tỷ USD, chiếm 47,4% thặng dư thương mại cả nứớc. Năm 2021, xuất siêu khoảng 8 tỷ USD, trong khi cả nước xuất siêu 4 tỷ USD, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chủ yếu là do các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đều là hàng hóa thiết yếu.

Mở đường xuất khẩu cho nông thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay nhu cầu lương thực, thực phẩm trên thế giới gia tăng đang mở ra những cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo, thủy sản của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ ĐBSCL hiện đang là khu vực có chi phí logistics cao nhất, chiếm đến 30% giá thành sản phẩm.

Số liệu từ Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL cho thấy, phải mất từ 5,5 đến 6 triệu đồng để vận chuyển 1 container thường bằng đường bộ từ Cần Thơ lên các cảng tại quận 7 (TPHCM), nếu đi cảng Cát Lái chi phí là 6-6,5 triệu đồng và đi Cái Mép là 8,5-9 triệu đồng.

Đối với đường thủy vốn được coi là loại hình giao thông đặc thù và có thế mạnh của ĐBSCL, việc vận chuyển cũng không hề dễ dàng. Theo đó, dù chi phí vận chuyển thấp so với đường bộ, ở mức 3,5 – 5 triệu đồng/container khi đi các cảng tại TPHCM và khoảng 4 - 5,5 triệu đồng khi đi Cái Mép, song thời gian vận chuyển bằng đường thủy lại dài hơn rất nhiều. Cụ thể, sà lan đi từ Cần Thơ lên các cảng thuộc TPHCM phải mất tới 20-24 tiếng, trong khi đường bộ chỉ mất 5-6 tiếng, còn đi cảng Cái Mép là 36-40 tiếng, trong khi đường bộ là 8-8,5 tiếng.

Với thời gian dài như vậy, các chi phí về kho lạnh, bảo quản, chi phí thất thoát là rất lớn. Do đó, những mặt hàng nhạy cảm về thời gian thì chỉ có thể đi đường bộ. Bên cạnh đó, hệ thống kết nối đường thủy với đường bộ còn nhiều hạn chế, do hạn chế luồng lạch nên tàu có tải trọng trên 10.000 tấn chưa thể ra vào trực tiếp các cảng trong khu vực. Vì thế, doanh nghiệp vẫn phải trung chuyển hàng và lấy container rỗng qua khu vực TPHCM nên chi phí logistics tăng cao. Đây cũng chính là nguyên nhân cho tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông diễn ra thường xuyên trên các tuyến đường bộ kết nối từ TP.HCM đến các tỉnh vùng ĐBSCL.

Ngoài ra, tất cả cơ sở hạ tầng cơ bản về logistics của khu vực này cũng rất sơ sài, thiếu trung tâm logistics trọng điểm, các hệ thống vệ tinh, hệ thống kho, kiểm định vệ sinh, chiếu xạ đạt chuẩn; chưa có các depot rỗng…

Đầu tư hệ thống giao thông, cảng biển

Trước những bất cập lớn đang kìm hãm sự phát triển của xuất khẩu tại ĐBSCL, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 287/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Theo ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương, ĐBSCL được xác định là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước. Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL đã đặt ra mục tiêu phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới.

Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc, xấp xỉ 4.000 km đường quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa. Cùng với tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương dài 50 km từ TPHCM qua Long An đến Tiền Giang và tuyến cao tốc tiếp nối Trung Lương - Mỹ Thuận đang đưa vào vận hành, đề án này khi hoàn thiện hứa hẹn mở ra tiềm năng lớn phát triển dịch vụ logistics cho các tỉnh ĐBSCL.

Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ, dự kiến trong 3 - 5 năm nữa sẽ có cao tốc thông suốt từ TPHCM tới Cần Thơ, Cà Mau, Châu Đốc (An Giang), cùng với đó, luồng Định An sẽ được nạo vét, Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản ĐBSCL hình thành. “Đó sẽ là “thời cơ vàng” thứ hai cho ĐBSCL trong 2 thập niên qua, đặc biệt là cho ngành logistics và cảng biển bứt phá” – ông Lam đánh giá.

ĐBSCL cũng sẽ được đẩy mạnh kết nối thông qua hệ thống 8 cảng hàng không là Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Côn Đảo, Cà Mau. Hệ thống cảng hàng không này không chỉ giúp hoàn thiện hệ thống logistics cho ĐBSCL mà còn giúp thúc đẩy du lịch cho vùng qua đó hỗ trợ phát triển tiêu thụ các sản phẩm của vùng

Tin mới cập nhật

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Trong quý I, xuất khẩu gỗ Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực thể hiện qua con số tích cực về đơn hàng và giá trị đem lại.
Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Quý 1/2025, Việt Nam thu về 2,31 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản ra thế giới, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý I/2025, xuất khẩu hồ tiêu giảm mạnh về lượng nhưng kim ngạch lại tăng vọt nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 65% – mức cao nhất từ trước đến nay.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Quý I/2025 tăng trưởng nông lâm nghiệp thủy sản đạt 3,74%, là mức tăng cao nhất trong quý 1 của 4 năm gần đây.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn.
Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Tháng 3/2025, Việt Nam xuất khẩu 266.682 tấn phân bón, đạt gần 91 triệu USD, tăng mạnh cả lượng và kim ngạch nhưng giá bình quân giảm gần 14%.
Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long đạt kim ngạch 93,8 triệu USD, vượt sầu riêng để trở thành mặt hàng xuất khẩu rau quả dẫn đầu trong hai tháng đầu năm với tỷ trọng gần 13,7%.
Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa TP. Hà Nội quý I/2025 cao nhất trong nhiều năm gần đây, ước đạt 14,3 tỷ USD.

Tin khác

Tháng 3/2025: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 75 tỷ USD

Tháng 3/2025: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 75 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Theo số liệu thống kê, quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ được ghi nhận là kênh hỗ trợ xuất khẩu hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc cho các đơn vị triển khai.
Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2025 đạt 6.494 USD/tấn, tăng 74,6% so với cùng kỳ năm trước.
Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Theo Cục Hải quan (Bộ Tài chính), tính từ đầu năm đến 15/3/2025, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta đạt hơn 162 tỷ USD.
Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Tình trạng kiểm soát chất lượng gắt gao từ Trung Quốc đang tạo ra những trở ngại lớn đối với ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam.
10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Hai tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trị giá đạt 184,4 triệu USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức, chiếm 63,2% về lượng và 60,8% về trị giá, tăng 53,6% về lượng và 49,9% về trị giá so với mức tỷ trọng năm 2023.
Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường bán lẻ hiện đại là kênh quan trọng giúp gia tăng giá trị, mở rộng đầu ra bền vững cho ngành rau quả Việt Nam.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 334.152 tấn, trị giá 134,46 triệu USD, giảm 5,1% về lượng, giảm 7,5% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm 2024.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm DUT Job Fair 2025 tại Đà Nẵng giới thiệu hơn 7.200 vị trí tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ 37 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Phiên bản di động