Miền Bắc căng mình chống bão lũ lịch sử hơn 65 năm qua

Mưa bão đã gây lũ lụt nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc dẫn đến thiệt hại nặng nề. Hiện, các tỉnh vẫn căng mình chống lũ.
Hàng không chung tay vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ sau bão lũ Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn), theo thống kê của các địa phương, bão và hoàn lưu bão Yagi gây mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh, thành miền Bắc. Tính đến 5 giờ ngày 11/9 đã có hơn 200 người chết, mất tích (141 người chết, 59 người mất tích).

Trong đó, Cao Bằng 52 người (29 người chết, 23 người mất tích); Lào Cai có 39 người chết, 108 người mất tích và 61 người bị thương.. Hiện còn nhiều người mất tích do lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Yên Bái có 37 người chết, 3 người mất tích. Quảng Ninh có 13 người chết (do bão 12 người, lũ cuốn 1 người)...

Trước tình hình mưa bão ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều địa phương ngập trong biển nước, chính phủ cùng các cơ quan, ban, ngành, chính quyền và người dân miền Bắc đang căng mình chống bão lũ.

Dưới đây là ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương về tình hình mưa lũ tại một số tỉnh, thành:

Sơn La

Là một trong những địa phương chịu thiệt hại khá nặng nề trong và sau cơn bão số 3, hiện một số địa phương tỉnh Sơn La rơi vào tình trạng nguy cấp và bị thiệt hại lớn: Xuất hiện lũ trên suối Nậm Pàn cấp báo động I; mực nước tại trạm thủy văn Hát Lót có khả năng lên đến cấp báo động 2; nước suối Tấc huyện Phù Yên, suối Chiến xã Ngọc Chiến huyện Mường La đang dâng cao, nguy cơ gây lũ và ngập lụt khu vực lân cận rất lớn... Tỉnh Sơn La đang tập trung cao độ mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân dân.

Miền Bắc căng mình giữa bão lũ lịch sử hơn 65 năm qua
Nhiều hộ dân bản Nà Sàng, xã Chiềng Xuân, huyện Vân Hồ bị ngập. (Ảnh: Người dân cung cấp)

Đặc biệt, tỉnh đang tiếp tục kiểm tra, rà soát các hồ đập, khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ suối, khu vực thấp trũng, ngập úng, khu vực vùng sâu, vùng xa, cách trở, các hầm lò khai thác khoáng sản, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các phương án khắc phục hậu quả, cương quyết sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, hôm nay, ngày 11/9, ở tỉnh Sơn La tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, với lượng mưa phổ biến từ 40-100 mm, có nơi trên 120 mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Vì vậy, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương không chủ quan, lơ là, tiếp tục tổ chức lực lượng, phương tiện khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả khu vực bị sạt lở đất, cầu, cống, đảm bảo giao thông; hỗ trợ, bảo đảm nhu yếu phẩm cho nhân dân bị thiệt hại do thiên tai.

Lào Cai

Lào Cai cũng là một trong những tỉnh thành phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3. Tính đến đêm 10/9, trên địa bàn toàn tỉnh có 39 người chết, 108 người mất tích và 61 người bị thương.

Có 4.862 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn (Sa Pa 75 nhà, Bảo Thắng 870 nhà, Văn Bàn 236 nhà, Bắc Hà 478 nhà, Bát Xát 264 nhà, Si Ma Cai 14 nhà, Bảo Yên 1.249 nhà, TP. Lào Cai 1.634 nhà, Mường Khương 42 nhà). Các địa phương vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại.

Miền Bắc căng mình giữa bão lũ lịch sử hơn 65 năm qua
Lào Cai cũng là một trong những tỉnh thành phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3. Ảnh: CTV

Trên địa bàn tỉnh có 44 xã/83 thôn đang bị cô lập do đường giao thông bị ngập nước, sạt lở (Bát Xát 12 xã ven sông Hồng, Bảo Thắng 10 xã, Bảo Yên 11 xã (43 thôn), Bắc Hà 6 xã (35 thôn), Văn Bàn 3 xã (5 thôn). Si Ma Cai 2 xã (thị trấn Si Ma Cai, xã Bản Mế).

Mưa lũ đã làm hàng nghìn héc ta lúa, hoa màu bị ngập úng, gãy đổ và vùi lấp; làm 108 con gia súc bị lũ cuốn và đất đá vùi lấp. Ngay sau khi xảy ra các điểm thiên tai, chính quyền các địa phương đã có mặt kịp thời huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn các nhân và tổ chức khắc phục hậu quả.

Cùng với đó, lực lượng công an, quân sự, biên phòng cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ, phương tiện, trang - thiết bị cứu hộ, cứu nạn đưa người dân ra khỏi vùng lũ và triển khai nhiệm vụ ứng phó, khắc phục hậu quả.

Thái Bình

Về diễn biến tình hình mưa lũ 24h qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa các nơi từ 07h ngày 10/9 đến 07h ngày 11/9 phổ biến từ 30-50 mm.

Cập nhật tình hình mưa lũ tại các tỉnh thành hôm nay
Mưa lũ tại đê xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư cập nhật lúc 10h30. Ảnh: P.C

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực giữa Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nên từ sáng nay (11/9) đến sáng ngày 12/9 tại Thái Bình có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa cả đợt các nơi phổ biến từ 50 - 100 mm.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: Cấp 1

Do tác động của mưa lớn làm gia tăng mức độ ngập úng đối với các diện diện tích lúa mùa đã bị ngập bởi mưa lớn do bão số 3; gây tràn và vỡ các bờ bao của ao, đầm nuôi trồng thủy hải sản; gây ra sạt lở đê, kè khu vực xung yếu; gây ngập úng các tuyến phố tại đô thị, khu vực trũng thấp ảnh hưởng đến giao thông đi lại.

Về nông nghiệp, Thái Bình 11.000 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại, 3.345 ha hoa màu bị ngập úng, 1.385 ha cây ăn quả bị hư hại.

Hiện, UBND tỉnh và các huyện sẵn sàng phương án cấp, xuất nguồn lực từ kinh phí mua sắm vật tư đến chủ động hậu cần, thuốc men để nếu có tình huống xấu nhất xảy ra vẫn bảo đảm người dân không bị đói rét, không để xảy ra cô lập địa bàn.

Thái Nguyên

Mặc dù cường độ mưa đã giảm, nước một số khu vực ngập ở thành phố Thái Nguyên đã hạ so với những ngày qua, nhưng đến sáng 11/9, nhiều tuyến đường, khu dân cư ở một số phường vẫn còn bị nước chia cắt, khiến việc đi lại, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Cập nhật tình hình mưa lũ tại các tỉnh thành hôm nay
Lực lượng chức năng tiếp tế nhu yếu phẩm, áo phao vào khu vực ngập lụt. Ảnh: Thảo Nguyên

Mực nước sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên đang giảm dần, nhưng đời sống của người dân ở nhiều khu vực vẫn bị ảnh hưởng và cần nhiều thời gian để khắc phục.

Theo báo cáo nhanh của tỉnh Thái Nguyên, đến sáng 11/9, lũ lụt đã khiến 3.063 hộ phải di dời khẩn cấp; 323 nhà bị tốc mái; 25 điểm trường bị ảnh hưởng; 7.332,42 ha lúa và hoa màu; 415 ha cây rừng; 255.817 con gia súc, gia cầm bị chết; 117 điểm sạt lở.

Mưa lũ đã khiến 1.606,4 ha nuôi cá bị ngập; 14 cột treo cáp bị gãy đổ; 3.300 m dây bị đứt và nhiều thiết bị đầu cuối bị hư hỏng; 4 trạm biến áp bị hư hỏng; 60 cột điện bị đổ.

Dự báo trong 24 giờ tới, lũ tại thành phố Thái Nguyên tiếp tục có xu hướng giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Hiện, thành phố đang có 81 xóm, tổ dân phố của 22 xã, phường nằm ven sông Cầu bị ngập.

Nhằm kịp thời ứng phó với lũ trên sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên đã huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sỹ và lực lượng xung kích địa phương cùng các phương tiện, trang thiết bị, vật tư cần thiết thực hiện gia cố đê tại 5 vị trí khu vực thành phố Thái Nguyên (tổng chiều dài khoảng 300 m).

Bắc Giang

Tính đến sáng ngày 11/9, lũ trên sông Thương, sông Cầu tiếp tục dâng, mực nước các hồ đạt dung tích thiết kế song hệ thống đê điều, hồ đập an toàn. Một số đê bối cho tràn để chọn phương án phòng, chống lụt bão tối ưu nhất.

Điện, nước bảo đảm, đến nay thông tin liên lạc toàn tỉnh thông suốt, hệ thống giao thông cơ bản được khắc phục, chỉ còn một số tuyến đường tỉnh vẫn ngập. Lực lượng chức năng tiếp tục tổ chức phân luồng, canh gác, bảo đảm an toàn giao thông.

Miền Bắc căng mình giữa bão lũ lịch sử hơn 65 năm qua
Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn vẫn bị bao vây bởi nước lũ. Ảnh: Đinh Đạt

Theo báo cáo nhanh của các ngành, địa phương trong tỉnh Bắc Giang, tại huyện Lục Ngạn, hiện còn một số thôn trong vùng lòng hồ Cấm Sơn và toàn bộ xã Sa Lý bị chia cắt; xã Đèo Gia và Tân Lập chưa có điện. Nhiều diện tích cây ăn quả nguy cơ mất trắng do bị ngập lụt. Huyện đề xuất UBND tỉnh sớm hỗ trợ người dân gặp khó khăn, nhất là có giải pháp giãn nợ, giảm lãi suất cho các khách hàng bị thiệt hại do mưa lũ; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… giúp người dân khôi phục sản xuất.

Tại huyện Lục Nam, mặc dù nước trên thượng nguồn sông Lục Nam đang rút nhanh song khu vực hạ lưu thuộc địa bàn các xã Vũ Xá, Đan Hội, Huyền Sơn nhiều diện tích lúa, hoa màu vẫn ngập sâu, dự báo sẽ giảm năng suất, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Bên cạnh nỗ lực, cố gắng của địa phương, huyện đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ để giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm đời sống nhân dân.

Bên cạnh ảnh hưởng sản xuất, toàn tỉnh còn hơn 100 nghìn khách hàng chưa có điện (chiếm 15,5% trong tổng số khách hàng), chủ yếu là ở các địa bàn miền núi do bị nước lũ chia cắt. Một số tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt cục bộ...

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Công an tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị kiểm tra các trang thiết bị, phương tiện được trang cấp; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người dân, thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.

Hà Nam

Từ chiều 10/9 đến rạng sáng nay 11/9, nước trên các sông chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam tiếp tục dâng cao gây ngập diện rộng ở các vùng trũng thấp ven sông thuộc các huyện: Thanh Liêm, Lý Nhân, Duy Tiên.

Cập nhật tình hình mưa lũ tại các tỉnh thành hôm nay
Lực lượng chức năng giúp nhân dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn. Ảnh: Nguyễn Cường

Khoảng 22h đêm 10/9, nước sông Đáy, sông Châu Giang có nhiều vị trí đã mấp mé mặt đê. Cá biệt, có vị trí nước tràn mặt đê, người dân và lực lượng chức năng phải sử dụng bao cát, cọc tre đắp thành tường để chắn nước.

Về nông nghiệp, Hà Nam có 7.928 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại.

Những vùng ngập, vùng sát đê, người dân cũng không dám ngủ do lo sợ các tình huống xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, với phương châm “4 tại chỗ” và sự chủ động trong công tác phòng chống lũ, nên đến nay mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát. UBND các huyện, thành phố, thị xã phân công các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 3 và ứng phó với tình hình mưa, lũ, ngập lụt trên địa bàn; chủ động huy động nguồn lực của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để khẩn trương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ để nhanh chóng ổn định lại đời sống cho người dân, khẩn trương khôi phục sản xuất kinh doanh…

Vĩnh Phúc

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, rạng sáng 11/9, nước sông Phó Đáy dâng cao, gây ngập lụt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Cập nhật tình hình mưa lũ tại các tỉnh thành hôm nay

Cống Cầu Triệu là 1 trong 3 cống tiêu lớn trên đê hữu sông Phó Đáy (Ảnh: Thiệu Vũ)

Mực nước trên sông Phó Đáy tại trạm đo thủy văn Kim Xá đã lên tới mức báo động II và và có khả năng tiếp tục lên do lượng nước ở thượng lưu dồn về.

Trước tình hình trên, nhiều hộ dân phải sơ tán vì nước lũ dâng cao. Nắm bắt tình hình, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã có mặt kịp thời giúp người dân di chuyển tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn.

Theo Cục quản lý đề điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Vĩnh Phúc có 2 người (1 chết, 1 người mất tích do lật thuyền). Về nông nghiệp có 10.284 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các địa phương triển khai ngay lực lượng, phương tiện, vật tư đảm bảo an toàn hệ thống đê điều theo cấp báo động số 3 đúng quy định; tổ chức lực lượng, thực hiện công tác tuần tra, canh gác theo quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát hiện, xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu những hư hỏng của đê, kè, cống; nhất là các cống dưới đê và các trọng điểm xung yếu đê điều.

Các địa phương thông báo cho nhân dân sinh sống vùng ngoài đê chủ động sơ tán khi sự cố xảy ra.

Yên Bái

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968 (34,42 m).

Theo đó, tính đến 6h sáng 11/9, toàn tỉnh Yên Bái đã có 41 người chết và mất tích; trong đó: do sạt lở đất 37 người (thành phố Yên Bái 20 người, Trấn Yên 1 người, Lục Yên 11 người, Văn Chấn 1 người, Văn Yên 4 người), chết do ngập lũ 1 người (ở huyện Trấn Yên), mất tích 3 người (ở huyện Lục Yên).

Ngoài ra còn hàng trăm điểm sạt lở, ngập nước trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường xã, thôn, gây ách tắc giao thông và khó khăn cho đi lại. Ước thiệt hại 195 tỷ đồng.

Do đó, UBND Yên Bái yêu cầu quyết tâm làm tốt công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn những người còn mất tích, mắc kẹt; tiếp tục làm tốt công tác di dời người dân đến nơi an toàn; đặc biệt quan tâm hỗ trợ an sinh xã hội, chú trọng đến những gia đình có người bị chết, người bị thương, người đang bị cô lập và hỗ trợ hậu cần cho những hộ dân đang gặp khó khăn.

Tuyên Quang

Ngày 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 6736/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng tiếp một cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.

Cập nhật tình hình mưa lũ tại các tỉnh thành hôm nay
Các lực lượng chức năng đang tích cực khắc phục sự cố vỡ đê thuộc xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Hải Chung

Theo đó, hồi 6h ngày 11/9, mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 117,95 m, lưu lượng đến hồ 3.280 m3/s, lưu lượng xả 4.346 m3/s. Như vậy, từ 8h ngày 11/9, Thủy điện Tuyên Quang còn mở 5 cửa xả đáy.

Ngay sau Công điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội đề nghị thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông biết thông tin để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp; không để người dân đến những khu vực có nguy cơ sạt lở, công trình đang thi công, tránh những thiệt hại đáng tiếc.

Sáng 11/9, sau khi xảy ra sự cố vỡ đê sông Lô, một khu vực rộng lớn cùng nhiều nhà dân tại xã Quyết Thắng (Tuyên Quang) bị nhấn chìm dưới nước. Vụ việc không gây thiệt hại về người, địa phương đã di dời khoảng 30 hộ dân trong vùng ảnh hưởng đến nơi an toàn. Uớc tính diện tích bị nhấn chìm trong nước khoảng hơn 40 ha.

Ngay sau khi đê vỡ, hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng khẩn trương chuyển các bao đất, đá tới vị trí vỡ đê, nhiều xe tải chở vật liệu và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố.

Hải Dương

Hiện nay, lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang lên nhanh. Mực nước lũ trên sông Thái Bình, sông Kinh Thầy tại Hải Dương được dự báo đạt báo động III vào sáng 11/9. Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang tăng cường lực lượng tuần tra canh gác đê điều; chủ động sẵn sàng phương tiện, lực lượng và phương án cụ thể để sơ tán dân đến nơi an toàn, không để xảy ra bị động, bất ngờ, chậm trễ dẫn đến thiệt hại về người và thiệt hại lớn về tài sản.

Cập nhật tình hình mưa lũ tại các tỉnh thành hôm nay
Mực nước lúc 6h ngày 11/9 trên sông Thái Bình dâng cao. Ảnh: P.C

Theo Cục quản lý đề điều và phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), Hải Dương có 18.500 ha lúa thiệt hại do ngập úng, 3.000 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại, 3.000 ha cây ăn quả bị hư hại, 300 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 320.000 gia súc, gia cầm bị chết.

Để bảo đảm an toàn giao thông trong tình hình thiên tai, lũ lụt diễn biến phức tạp hiện nay, Sở Giao thông vận tải Hải Dương đã phát đi thông báo hạn chế giao thông đường thủy trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương. Theo đó, cấm toàn bộ các phương tiện vận tải thuỷ lưu thông trên các tuyến đường thuỷ nội địa địa phương (các sông Sặt, Cửu Yên, Đình Đào, Tứ Kỳ, Cầu Xe, Ghẽ), trừ các phương tiện phục vụ công tác phòng chống lụt bão và bảo đảm an ninh quốc phòng. Thời gian hạn chế từ 18h ngày 10/9 cho đến khi có thông báo mới.

Hưng Yên

Lúc 7h ngày 11/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên đã ban hành công điện hỏa tốc gửi các sở, ngành và các địa phương về việc phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc.

Cập nhật tình hình mưa lũ tại các tỉnh thành hôm nay
Rạng sáng ngày 11/9, người dân khẩn trương di dời vườn cây phát tài núi thuộc xã Văn Đức (Văn Giang, Hưng Yên) ra khỏi vùng nước ngập. Ảnh: Thanh Minh

Theo đó, mực nước trên sông Luộc lúc 6 giờ ngày 11/9, tại trạm thủy văn La Tiến là 4,72 m (trên báo động 2 là 2 cm) và tiếp tục lên. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ, thành phố Hưng Yên và các sở, ngành thực hiện việc canh gác đê theo cấp báo động; tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu.

Theo Cục quản lý đề điều và phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), Hưng Yên có 12.119 ha lúa bị ngập úng thiệt hại, 1.841 ha cây ăn quả bị hư hại.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện Tiên Lữ, Phủ Cừ và thành phố Hưng Yên tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc canh gác đê của địa phương; kiểm tra, rà soát và chuẩn bị các loại vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương án hộ đê, phòng, chống thiên tai của địa phương và của ngành. Đồng thời, các đơn vị triển khai các biện pháp phòng, tránh lũ; kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nhất là các khu vực dân cư ngoài bãi sông và phải có biện pháp chủ động để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; thường xuyên rà soát, kiểm tra an toàn các tuyến đê bối.

Bắc Kạn

Tính đến sáng ngày 11/9, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to trên diện rộng, trên các sông, suối đã có lũ lớn với biên độ từ 3-9 m, trên sông Cầu, sông Năng lũ đạt mức trên báo động cấp 3. Kèm theo mưa lớn, tình hình sạt lở đất và ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên địa bàn toàn tỉnh và các tuyến đường giao thông, gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu, công trình giao thông, thủy lợi, khu dân cư...

Cập nhật tình hình mưa lũ tại các tỉnh thành hôm nay
Nước lũ tràn về, dâng cao qua mái nhà dân. Ảnh: Hồi Vũ

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Kạn, trên sông Cầu, sông Năng đã có lũ trên báo động cấp 3 và dự báo trong thời gian tới tiếp tục có mưa to đến rất to, mực nước trên các triền sông, suối tiếp tục tăng lên, nguy cơ ngập lụt trên diện rộng, lũ lớn; nhiều nơi trong tỉnh đất đá ngậm nước đã gần bão hoà, nguy cơ tiếp tục sạt lở rất cao…

Hiện nay, các cấp chính quyền, đơn vị liên quan đang tiếp tục thực hiện công tác trực ban 24/24, theo dõi diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến người dân để phòng tránh.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục cập nhật...

Phương Cúc

Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành,

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng khẳng định sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, cam kết tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ 30/4 đến 4/5, làm bù vào thứ Bảy, ngày 26/4.
Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Dịp 30/4, dự kiến, du lịch Khánh Hoà sẽ đón lượng lớn du khách, vì thế, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đề nghị cần đảm bảo chất lượng, giữ vững uy tín.
Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Dịp kỷ niệm 30/4 năm nay là 'cơ hội vàng' đề ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh khẳng định năng lực cung ứng và vị thế đầu tàu của mình.

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Theo Chi cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I/2025 của tỉnh ước đạt 14,02%, cao nhất cả nước và vượt kịch bản dự kiến.
TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

TP. Hồ Chí Minh: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu quý I/2025

Quý I/2025 TP. Hồ Chí Minh, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,7 tỷ USD, tăng 5,05%; kim ngạch nhập khẩu đạt 15,6 tỷ USD, tăng 15%.
Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh

Với 2.286 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng top 3 trong số 127 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh.
Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Cảng Mỹ Thuỷ: Đẩy nhanh tiến độ thu hút nhà đầu tư

Dự án cảng nước sâu Mỹ Thủy khi đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ trở thành động lực phát triển cho nền kinh tế tỉnh Quảng Trị và thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led

Tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ màn led

Tối 4/3, Sở Du lịch thành phố Hà Nội và quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình Du lịch Hà Nội chào 2025 - Geton Hanoi 2025 và tái hiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Tin khác

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

Hai tháng đầu năm 2025, Hà Nội đón gần 4,6 triệu lượt khách, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2024.
TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

TP. Hồ Chí Minh: 6 lãnh đạo công an cấp phòng xin nghỉ hưu

Công an TP. Hồ Chí Minh vừa trao Quyết định nghỉ công tác nghỉ hưu theo nguyện vọng đối với lãnh đạo cấp phòng.
Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Hà Nội: Hạn chế xe 16 chỗ vào phố cổ từ 1/3

Từ mai ngày 1/3, Hà Nội hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ di chuyển vào khu vực phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm đến hết ngày 31/8.
Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Thành phố Huế đảm bảo cung ứng nguồn điện

Những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ các Bộ, ban ngành, hệ thống lưới điện và trạm nguồn tại thành phố Huế được đầu tư, đảm bảo cung ứng điện.
Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy

Thành phố Huế: Vốn khuyến công ‘đòn bẩy' công nghiệp nông thôn

Tại thành phố Huế, nguồn vốn hoạt động khuyến công là ‘‘đòn bẩy’’ tạo động lực, hỗ trợ cho nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bình Dương: Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế mũi nhọn

Đến năm 2050, phát triển dịch vụ logistics kỳ vọng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương.
HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp xem xét công tác nhân sự

Chiều 20/2, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X sẽ tổ chức kỳ họp thứ 21 để xem xét các nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn và công tác nhân sự...
Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Nam, Quảng Ngãi đẩy nhanh xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đang chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát, đảm bảo hoàn thành trong năm 2025.
Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Thành phố Huế: Hợp tác, đào tạo nhân lực từ Nhật Bản

Lãnh đạo thành phố Huế cùng Tổng lãnh sự Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng đã trao đổi về hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực bán dẫn, AI…
Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%

Bắc Kạn đảm bảo khu vực dịch vụ tăng trưởng 9,6%

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để đảm thương mại dịch vụ trên địa bàn trong năm 2025 ổn định và phát triển với mức tăng 9,6%.

Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa đang dần khẳng định thương hiệu với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan miền núi hoang sơ và giàu tiềm năng khai thác.
Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Phiên bản di động