Lượng kiều hối về Việt Nam liên tục tăng
Với 16,7 tỷ USD, lượng kiều hối năm 2019 tăng 4,4% so với năm 2018, đưa mức bình quân năm trong thời kỳ 2016 - 2019 lên cao gấp trên 2,33 lần mức tương ứng của thời kỳ 1999 - 2015 và cao gấp trên 34,7 lần mức tương ứng của thời kỳ 1993 - 1998. Như vậy, lượng kiều hối về Việt Nam đã gần như liên tục tăng qua các năm (chỉ giảm vào năm 2009 - năm đầu của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu).
![]() |
Đây là lượng ngoại tệ lớn so với các nguồn ngoại tệ khác (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện từ năm 1991 đến nay khoảng 211,5 tỷ USD, tuy lớn hơn, nhưng có một phần là vốn vay, vốn góp từ trong nước; chi tiêu của khách quốc tế năm 2019 đạt 11,83 tỷ USD, nhưng nếu trừ phần khách Việt Nam du lịch nước ngoài chi tiêu khoảng 6,15 tỷ USD, thì chỉ còn 5,6 tỷ USD).
Lượng kiều hối năm 2019 của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp thứ 9 trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu so lượng kiều hối với GDP, thì Việt Nam còn ở vị thế cao hơn (Việt Nam chiếm 6,3% GDP, cao hơn của Trung Quốc chiếm 0,5%, Ấn Độ 2,8%, Mexico chiếm 3,3%). Nếu tính bình quân đầu người, thì con số của Việt Nam năm 2019 đạt 173,1 USD, cũng được xếp cao hơn một số nước có tổng lượng kiều hối lớn hơn ở vị trí đứng trên. Cơ cấu nguồn kiều hối có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Kiều hối về Việt Nam tác động về nhiều mặt. Rõ nhất là mang về một lượng ngoại tệ lớn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng hợp, tăng dự trữ ngoại hối của đất nước.
Riêng lượng kiều hối do lao động làm việc ở nước ngoài gửi về còn có những tác động cụ thể. Dễ nhìn thấy nhất là giải quyết việc làm, là nguồn thu ngoại tệ và một số lợi ích khác, như thay đổi đời sống của người dân, giúp một bộ phận lao động tiếp cận máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý, đạt tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề, nhiều người đã trở thành nhà đầu tư, khởi nghiệp, tạo nhiều việc làm… khi về nước.
Lượng kiều hối tăng và đạt quy mô lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là số Việt kiều và lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đông. Kiều hối không chỉ là tiền, quan trọng hơn là thể hiện tấm lòng hướng về đất nước, quê hương, người thân của Việt kiều… Đây là tình cảm cần được trân trọng, tôn vinh…
Có nguyên nhân do chính sách của Nhà nước có 2 điểm tích cực đáng lưu ý. Đó là người nhận ngoại hối có khoản thu nhập ngoài, dù là thu nhập cá nhân, nhưng đã không phải nộp thuế thu nhập cá nhân như các khoản thu nhập cá nhân khác, đây là sự ưu ái hơn hẳn so với nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, người nhận kiều hối được tự quyết định nhận bằng ngoại tệ gốc, hay đổi thành tiền đồng để sử dụng, nhận ngay hoặc gửi tiết kiệm...
Lượng kiều hối tăng và đạt quy mô lớn cũng có nguyên nhân từ việc chuyển/nhận tiền một cách thuận lợi, nhanh chóng từ các đơn vị dịch vụ nhận/trả kiều hối. Lãi suất gửi bằng tiền đồng cao hơn so với lãi suất rất thấp khi gửi kiều hối ở nước ngoài, trong khi tỷ giá VND/USD từ mấy năm nay cơ bản ổn định (tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ 2012-2018 là 1,35%, của năm 2019 là 0,99%).
Tin mới cập nhật

Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng trên thị trường thứ cấp

Cổ phiếu nào tích lũy, sẵn sàng cho chu kỳ tăng mới?

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt
Tin khác

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?
Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'
