e magazine
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

01/01/2023 17:09

Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Giáp Tết, các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có xu hướng gia tăng. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi của người tiêu dùng, lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường chủ động mở cao điểm đấu tranh, tập trung vào công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023.

-----

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép âm thầm diễn ra trong 365 ngày nhưng dịp giáp Tết tình trạng này lại trở nên “nóng bỏng” với phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường. Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh nhận định, năm nay Tết Dương lịch và Nguyên đán rất gần nhau, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân cũng tăng cao trong thời gian sắp tới.

Vì vậy, Tổng Cục trưởng yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Theo thống kê, năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan kiểm tra khoảng 72.641 vụ, phát hiện, xử lý trên 43.964 vụ vi phạm; tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 348,2 tỷ đồng.

Đáng nói, trong năm 2022, công tác quản lý, đảm bảo trật tự thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa tiếp tục được củng cố. Trong năm, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành gần 200 văn bản chỉ đạo, điều hành, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực, mặt hàng như: hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; xăng dầu; khí dầu mỏ hóa lỏng; vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19; đường cát; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; bánh kẹo, đồ chơi dịp Tết Trung thu; phương tiện phòng cháy chữa cháy...

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, lực lượng Quản lý thị trường đã triển khai 2 Đoàn thanh tra chuyên ngành với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; triển khai Đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước trực 24/24 để tiếp nhận thông tin, nắm bắt tình hình kinh doanh tại một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn các tỉnh, kịp thời xử lý những biến động bất thường trên thị trường đối với mặt hàng xăng dầu, góp phần ổn định thị trường kinh doanh xăng dầu, nguồn cung cho thị trường được đảm bảo, hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ găm hàng, giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết.

Như vậy, trong năm, lực lượng Quản lý thị trường đã thực hiện thanh tra, kiểm tra trên 2650 vụ, xử lý trên 575 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 18,7 tỷ đồng liên quan đến lĩnh vực xăng dầu.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Cũng trong năm 2022, theo chức năng, nhiệm vụ lực lượng Quản lý thị trường đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh và tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường, chú trọng ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ngay từ tuyến biên giới, trên đường biển, đường bộ, hàng không, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xăng dầu và các mặt hàng vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19. Qua đó, trật tự thị trường cơ bản được đảm bảo, không xảy ra những vụ việc nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra ở nhiều địa phương nhận thấy rằng, vấn nạn hảng giả, gian lận thương mại xuất hiện ở nhiều nơi, ở nhiều địa phương lớn, cả địa bàn hẻo lánh với những vụ việc quy mô lớn, liên tỉnh. Qua công tác kiểm tra tại một số địa phương như: Tuyên Quang, Bình Dương, Thanh Hóa... tình trạng vận chuyển hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại vẫn tiếp tục phát triển, quy mô lớn hơn, tổ chức bài bản hơn. Thủ đoạn, phương thức đưa hàng lậu vào nội địa ngày càng tinh vi, rất khó phát hiện.

Bên cạnh đó, đối với các tỉnh có đường biên giới, Tổng Cục trưởng cũng nhấn mạnh, lực lượng Quản lý thị trường ở các địa phương phải phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Công an để nắm bắt, kiểm soát thị trường, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm thương mại khi hàng hóa vận chuyển từ khu vực biên giới vào nội địa. Ngoài ra, tăng cường thông tin tuyên truyền đến tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá và người tiêu dùng để nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và văn hoá tiêu dùng.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng lưu ý các Cục Quản lý thị trường, khi kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường cần chú ý các mặt hàng trọng điểm, nhu cầu cao trong dịp Tết như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, bánh kẹo, hoa quả, rượu bia thuốc lá, xì gà, nước giải khát, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật...; đặc biệt kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại; tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, không đề xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân.

Đặc biệt, trong cao điểm cuối năm và các dịp lễ, Tết, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT ngày 07/11/2022 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quỹ Mão năm 2023. Liên tiếp thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố đã phát hiện, xử lý nhiều vụ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Theo ông Lê Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, từ đầu năm đến nay, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thanh tra, kiểm tra thị trường 773 vụ, qua đó phát hiện, xử lý 104 vụ với 116 hành vi vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính số tiền gần 895 triệu đồng, tịch thu số hàng hóa trị giá gần 250 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá gần 475 triệu đồng. Riêng tháng 11/2022, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 68 vụ, phát hiện 5 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 16 triệu đồng; chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 12 vụ, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 2 vụ với số tiền 26,5 triệu đồng; tổ chức một cuộc thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng...

Cùng với đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (thời gian thực hiện từ nay đến ngày 28/2/2023) nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tập trung vào những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết Nguyên đán. Theo báo cáo, trong tháng 11/2022, các đội Quản lý thị trường của Cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc đã vận động được 162 chủ cơ sở ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng giả. Nhiều tiểu thương có ki-ốt kinh doanh cố định trong các chợ trên địa bàn tỉnh cũng đã được tuyên truyền, vận động ký cam kết. Sau khi ký cam kết, nếu để xảy ra vi phạm, cá nhân, cơ sở vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Đồng loạt triển khai kế hoạch cao điểm cuối năm, ngày 20/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh phát hiện, kiểm tra trên xe vận chuyển 6.235 kg thực phẩm đông lạnh các loại gồm 1.578 kg sản phẩm động vật thịt gà, thịt gà Đông Tảo, giò heo rút xương, chân gà rút xương, dồi sụn... đều không rõ nguồn xuất xứ.

Đáng chú ý, trong số hàng hóa này có nhiều sản phẩm có hiện tượng biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối và 4.581 kg thực phẩm đã qua chế biến gồm gà ủ muối, thịt gà hun khói, chả cốm, chả sụn không có số tự công bố sản phẩm theo quy định. Đặc biệt, có nhiều sản phẩm thể hiện sai thông tin về ngày sản xuất (ghi ngày sản xuất là 29/12/2022 hoặc 30/12/2022). Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 900 triệu đồng.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Để chủ động kiểm soát, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) ký ban hành Kế hoạch 115/KH-BCĐ389 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Trước đó, ngày 13/9/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ký ban hành Kế hoạch 92/KH-BCĐ389, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa. Kế hoạch trên thực hiện từ ngày 15/9/2022 – 15/9/2025.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Trước tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phức tạp với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng sản xuất, kinh doanh bất chính, vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổ chức Doanh nghiệp Cooperative Verniging SNB-React U.A khu vực châu Á Thái Bình Dương (React) khu vực châu Á Thái Bình Dương về việc phối hợp trong công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường đã triển khai nhiều biện pháp, xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tuệ, hàng giả và gian lận thương mại, bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan; trở thành lực lượng quan trọng trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường nội địa.

Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, nguyên nhân chính trong cuộc chiến này là sự phối hợp giữa cơ quan thực thi và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa Tổng cục Quản lý thị trường và React thể hiện sự hợp tác bài bản, chặt chẽ, có sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc; thể hiện sự quyết tâm của hai bên trong công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Về phía Tổng cục Quản lý thị trường, ông Trần Hữu Linh khẳng định, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Kế hoạch này nhằm quán triệt và tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, Kế hoạch, Công điện, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các lĩnh vực khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường. phạm pháp luật về thương mại; chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023.

Đồng thời, Kế hoạch cũng hướng đến mục tiêu tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng để nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và văn hóa tiêu dùng – Tổng cục trưởng nhấn mạnh.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Ông Nguyễn Minh Tuấn- Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, có thể thấy sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trên các tuyến biên giới, vùng biển, hàng không và địa bàn nội địa với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, thời gian tới cần tập trung xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Trong đó, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực.

Mặt khác, thành lập các đoàn công tác liên ngành triển khai nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng đơn vị, địa phương tổ chức đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách.

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường quyết tâm giữ ổn định thị trường trước, trong và sau Tết 2023

Ngoài ra, hiện nay thương mại điện tử là xu thế phát triển tất yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại, vì vậy phải hạn chế được tội phạm, không chỉ là buôn bán hàng giả, mà còn có những tội phạm như trốn thuế, lừa đảo. Do đó, cần phải có sự phối hợp kiểm soát chặt chẽ hàng hoá từ khâu sản xuất, trung gian đến người tiêu dùng - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhấn mạnh.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ hiện vẫn diễn ra dai dẳng với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại bởi thế không chỉ cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng mà còn cần sự chủ động phối hợp của doanh nghiệp trong việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu, sáng chế; phối hợp với cơ quan chức năng trong xử lý hàng giả, hàng nhái thương hiệu của mình.

Hơn ai hết, mỗi người tiêu dùng cần nâng cao kiến thức trong mua sắm, đồng thời là “tai mắt” để phát hiện, tố giác các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần đẩy lùi nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái.

------

Thực hiện: Trang Anh

Trang Anh