Liên kết sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành trong ngành gốm sứ
Xuất khẩu gốm sứ: Doanh nghiệp tự tin Trưng bày ‘Dòng chảy gốm sứ văn hóa Việt Nam’ trong 2 năm tại Hàn Quốc Tăng năng lực cạnh tranh cho ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam |
Chương trình đặc sắc về nghề gốm sứ truyền thống này do Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức tại Bảo tàng Gốm sứ Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Chương trình có quy mô 80 gian hàng và các khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gốm sứ, khu trình diễn của các nghệ nhân để các du khách có thể tham quan, trải nghiệm thực tế.
Sự kiện được tổ chức từ ngày 5/9 đến 8/9/2024 nhằm giúp bảo tồn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát huy và giữ gìn cho ngành gốm sứ phát triển bền vững và ổn định; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm gốm sứ nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Cùng đó Chương trình sẽ kết nối các chuỗi sản xuất, kích cầu tiêu dùng trong nước, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quảng bá sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội khu vực nông thôn.
Sản phẩm gốm sứ Kim Lan từng được biết đến với vẻ đẹp tao nhã. Ảnh: TTXVN |
Chương trình kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành gốm sứ năm 2024” mang đến cho các cơ sở sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng cái nhìn cụ thể hơn về mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững, thể hiện sự đồng hành của thành phố Hà Nội cùng người dân thủ đô thúc đẩy hành động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.
Đây là nỗ lực cũng như cam kết của thành phố Hà Nội trong việc luôn tích cực, chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Làng nghề truyền thống gốm xứ Kim Lan là 1 trong 6 làng nghề truyền thống đã được công nhận của huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hiện các làng nghề đều có phương án bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể.
Với tiềm năng phong phú về văn hóa, sinh thái, huyện Gia Lâm đã định hướng cho người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ - du lịch, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, thị trường, dịch vụ, ngành nghề truyền thống.
Thời gian qua, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp trong các làng nghề, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức nhiều chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các ngành sản xuất sản phẩm các làng nghề như: ngành sơn mài, ngành mây tre đan, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, ngành chế biến nông sản...