Khánh Hòa: Phát triển công nghiệp hỗ trợ có trọng tâm
Năng lực cạnh tranh thấp
Theo Sở Công Thương Khánh Hòa, toàn tỉnh hiện có khoảng 25 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực CNHT, nhưng năng lực của các đơn vị vẫn còn hạn chế, cạnh tranh thấp. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất của ngành CNHT Khánh Hòa chỉ chiếm 4,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) toàn tỉnh, hàng năm đóng góp ngân sách khoảng 35 tỷ đồng. Tổng số lao động ngành CNHT sử dụng chiếm khoảng 9,5% lao động ngành công nghiệp. CNHT hiện tập trung chính tại các lĩnh vực: Dệt may, cơ khí, công nghiệp điện, điện tử.
![]() |
Lãnh đạo Sở Công Thương Khánh Hòa cho biết, DN trong lĩnh vực này đang gặp khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất, nguồn lực hạn chế… nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất ngày một tăng cao, khả năng cạnh tranh thấp. Đặc biệt, SXCN đang bước vào thời đại công nghệ 4.0, đòi hỏi tỷ lệ tự động hóa rất cao.
Trước thực trạng trên, trong Chương trình phát triển CNHT đến năm 2025, UBND tỉnh xác định, phát triển CNHT vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chính. Đồng thời, ưu tiên phát triển CNHT nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh và tính năng động của DN trên địa bàn, tạo sức hút cho các nhà đầu tư. Mục tiêu của Khánh Hòa từ nay đến năm 2025, phải đẩy mạnh hỗ trợ để tạo hành lang thuận lợi cho các DN CNHT phát triển. Bên cạnh đó, xây dựng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp liên ngành phục vụ cho CNHT.
Địa phương cũng thực hiện kết nối, hỗ trợ DN CNHT trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT. Hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm CNHT. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu. Quan trọng hơn là, hỗ trợ các DN CNHT tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư dài dạn với lãi suất thấp để mua máy móc thiết bị, công nghệ, phục vụ cho sản xuất sản phẩm CNHT.
Chú trọng vào 4 lĩnh vực
Trong chương trình phát triển CNHT, UBND tỉnh đã vạch ra những mục tiêu cụ thể. Trong đó, xác định 4 lĩnh vực CNHT chính được chú trọng đầu tư, gồm: Cơ khí; dệt may, da giày; điện tử, thiết bị điện và lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
Đối với lĩnh vực cơ khí, Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh phát triển ngành chế tạo máy móc, thiết bị và CNHT ngành cơ khí làm động lực để phát triển CNHT chung. Các hoạt động tiếp nhận, chuyển giao, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng thân thiện môi trường phải được các ban, ngành liên quan quan tâm đúng mức.
Trong lĩnh vực dệt may, da giày, Khánh Hòa xác định tăng cường năng lực cho các cơ sở sản xuất hiện có, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị vào khâu sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may và hoàn thiện sản phẩm, nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, đầu tư phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu và CNHT ngành da giày, nhằm tạo giá trị tăng thêm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của ngành. Trong thời gian tới sẽ ưu tiên sản xuất giày, dép da thời trang và cặp, túi, ví chất lượng cao.
Riêng lĩnh vực điện tử, thiết bị điện và công nghiệp công nghệ cao, tuy chưa phải là thế mạnh vượt trội, song lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cũng xác định cần có sự đầu tư đúng tầm, phấn đấu đến năm 2025 phải có những bước tiến rõ rệt, hình thành các DN có chất lượng, đủ mạnh trong các lĩnh vực này. Dự kiến, nhà nước sẽ chi gần 8 tỷ đồng cho việc hỗ trợ 4 lĩnh vực công nghiệp đã nêu. Trong đó, việc hỗ trợ kết nối các DN trên địa bàn tỉnh với các DN trong và ngoài nước cũng như hỗ trợ quản lý, nhằm đáp ứng chuỗi giá trị toàn cầu được đầu tư kinh phí hiệu quả nhất.
Chương trình phát triển CNHT Khánh Hòa đến năm 2025 dự báo sẽ tạo nên một “cú húych” rất lớn, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác cùng phát triển, đồng thời tạo lợi thế cho địa phương trong thu hút đầu tư. |
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Liên kết tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Cần tăng mức độ liên kết

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Tin khác

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
