Hoa Kỳ tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ cho biết, nhập khẩu hàng rau quả chế biến (HS 20) của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,7%/năm. Bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Hoa Kỳ trong năm 2020 đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2019. 9 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Hoa Kỳ đạt 7,4 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.
![]() |
Hoa Kỳ tăng nhập khẩu rau quả chế biến từ thị trường Việt Nam |
Việt Nam là thị trường cung cấp hàng rau quả chế biến lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch đạt 171,9 triệu USD, tăng 49,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 2,3% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Hoa Kỳ nhập khẩu chủng loại quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác… (HS 2008) và các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường chất làm ngọt khác (HS 2009) với trị giá chiếm tỷ trọng cao nhất.
Hoa Kỳ nhập khẩu 2 chủng loại quả này chủ yếu từ thị trường Mexico, Thái Lan, Trung Quốc và Canada. Đây cũng là 2 chủng loại chính Việt Nam cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ. Trong đó, trị giá nhập khẩu chủng loại HS 2008 đạt 10,9 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020; trị giá nhập khẩu chủng loại HS 2009 đạt 7,6 triệu USD, tăng 111,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu 2 chủng loại này từ Việt Nam chỉ chiếm 4% tổng trị giá nhập khẩu 2 chủng loại này của Hoa Kỳ.
Tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ trong nhập khẩu hàng rau quả chế biến từ Việt Nam ở mức cao, cho thấy các sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam đang dần đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn rất thấp, do đó cơ hội để các doanh nghiệp tăng xuất khẩu hàng rau quả chế biến tới thị trường Hoa Kỳ là rất lớn. Để mở rộng thị phần tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại để sản xuất các chủng loại hàng rau quả chế biến đúng yêu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Tin khác

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tháng 3/2025: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 75 tỷ USD

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
