Hai “ông lớn” đầu tư siêu đô thị 300 ha tại Đông Anh, Hà Nội là ai?
Dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội có quy mô gần 300 ha, tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD. Tọa lạc ở vị trí vô cùng đắc địa kết nối trực tiếp giữa trung tâm thành phố Hà Nội và sân bay Quốc tế Nội Bài. Thành phố thông minh Bắc Hà Nội được đánh giá là một bệ phóng cho việc phát triển kinh tế - xã hội, kết nối giao thương hàng hóa thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thành phố thông minh Bắc Hà Nội |
Theo giới thiệu của chủ đầu tư, Thành phố thông minh là nơi người dân Thủ đô có thể tận hưởng những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến nhất thế giới với 6 tính năng thông minh gồm: Năng lượng, giao thông, quản trị, học tập, đời sống, và kinh tế thông minh...
Điểm nhấn của siêu dự án này là tháp tài chính cao khoảng 108 tầng - dự kiến trở thành trung tâm tài chính lớn nhất Việt Nam, khu vực Đông Nam Á.
Tháng 6/2018, dự án đã được chính thức cấp giấy chứng nhận đầu tư trong hội nghị đầu tư tại Hà Nội. Đến tháng 10/2019 dự án đã được động thổ.
Đến tháng 7/2023, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn 3), khu vực dự án đầu tư xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 1 và giai đoạn 2 (huyện Đông Anh).
Chủ đầu tư dự án này chính là Liên doanh Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo. Ngoài cái tên quen thuộc BRG thì Tập đoàn Sumimoto là một trong những cái tên đáng chú ý. Sumimoto là một trong tứ đại tài phiệt zaibatsu - các tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp của Nhật Bản (cùng với Mitsubishi, Yashuda và Mitsui) chi phối kinh tế Nhật Bản trước Thế chiến II).
Theo tìm hiểu, Tập đoàn Sumitomo bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1955 với một văn phòng đại diện và năm 2007 đã trở thành Công ty Sumitomo Corporation Vietnam. Bên cạnh đó, Tập đoàn này cũng liên kết với các tổ chức tài chính tại Việt Nam. Điển hình là thương vụ hợp tác 14 năm với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).
Hiện Tập đoàn Sumitomo đã đầu tư xây dựng ba khu công nghiệp tại Việt Nam, gồm: Thăng Long (Hà Nội), Thăng Long II (Hưng Yên), Thăng Long (Vĩnh Phúc) với quy mô trên 1.012 ha và tổng vốn đầu tư 404,1 triệu USD.
Không chỉ vậy, tập đoàn cũng là chủ đầu tư nhiều dự án tiêu biểu trong cả nước như: siêu thị Fuji mart; tổng thầu xây dựng đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành – Suối Tiên); tổng thầu EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng thuộc Trung tâm Điện lực Duyên Hải,…
Sumitomo được thành lập năm 1919, hiện vốn chủ sở hữu của tập đoàn là 26,6 tỷ USD, số lượng các công ty con và công ty liên kết là 883 đơn vị với tổng số nhân viên trên 75 nghìn người. Tập đoàn đang trực tiếp quản lý 9 khu công nghiệp trên 6 quốc gia; phân phối 4 khu công nghiệp tại các quốc gia lớn trên thế giới.
Sau gần 100 năm hình thành và phát triển, Sumitomo trở thành một trong những tập đoàn thương mại và đầu tư lớn nhất Nhật Bản với nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quy mô toàn cầu như đầu tư xây dựng, giao thông vận tải, khoáng sản, năng lượng, hóa chất và điện tử…
Trước đó, vào tháng 7, Tập đoàn Sumitomo cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ với tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện dự án KCN phía Tây TP. Thanh Hóa tại tỉnh Thanh Hóa với diện tích phát triển dự kiến quy mô 650 ha và tổng vốn đầu tư dự án khoảng 400 triệu USD (tương đương khoảng 9.500 tỷ đồng). Dự kiến dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2024 – 2025.
Hồi tháng 8/2023, trong buổi tiếp và làm việc với các lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định, ông Akito Shiraishi, Phó tổng quản lý Ban Kinh doanh hạ tầng tiếp vận Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã tiết lộ đang nghiên cứu và bày tỏ ý muốn được đầu tư khu công nghiệp (KCN) hơn 300ha tại tỉnh này. Sau khi nghe ý kiến, nguyện vọng Tập đoàn Sumitomo, lãnh đạo tỉnh Nam Định mong muốn phía doanh nghiệp sớm nghiên cứu đầu tư khu công nghiệp tại Nam Định.