Gói tín dụng 120.000 tỷ "ì ạch" giải ngân: Chỉ 6/68 dự án được giải ngân
Các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay từ đầu năm 2024 Tăng trưởng tín dụng giảm trong tháng “mở bát” đầu năm, liệu có đáng lo? Tháng 1 giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 2,46% kế hoạch |
Theo báo cáo tại cuộc họp triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” sáng nay, đã có 28 địa phương công bố danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay theo Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 30.000 tỷ đồng.
Chí có 6/68 dự án nhà ở xã hội được giải ngân tại Hội nghị diễn ra sáng nay. Ảnh: BTC |
Tuy nhiên, hiện tại mới có 6 dự án nhà ở xã hội tại 07 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 530,973 tỷ đồng.
Cụ thể, Dự án nhà ở xã hội thuộc dự án khu đô thị mới Tây Sông Hậu tỉnh An Giang, do Công ty Cổ phần tổ chức Nhà Quốc gia làm chủ đầu tư được giải ngân 128,6 tỷ đồng; dự án nhà ở xã hội tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh do Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản và Thương mại Kinh Bắc làm chủ đầu tư được giải ngân 50 tỷ đồng; dự án khu nhà ở xã hội Thống Nhất tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh do Công ty Cổ phần thương mại Thống Nhất làm chủ đầu tư được giải ngân 48,18 tỷ đồng; dự án khu nhà ở xã hội An Bình thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị - Công ty TNHH làm chủ đầu tư được giải ngân 41,82 tỷ đồng; dự án nhà ở xã hội thuộc khu nhà ở và dịch vụ thương mại Minh Phương, Việt Trì, Phú Thọ do Công ty TNHH nhà ở xã hội Minh Phương làm chủ đầu tư được giải ngân 43,88 tỷ đồng; dự án khu nhà ở xã hội tại phường Hồng Hải và phường Cao Thắng thành phố Hạ Long do liên danh công ty Cổ phần tư vấn đầu tư tài chính Toàn Cầu và công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội làm chủ đầu tư được giải ngân 208,49 tỷ đồng; dự án nhà ở xã hội tại phường Quảng Thắng, Thanh Hóa do công ty TNHH Tân Thành 1 làm chủ đầu tư được giải ngân 10 tỷ đồng.
Như vậy, nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ (được triển khai đến năm 2030 nhằm thực hiện mục tiêu của Đề án) bước đầu đã có kết quả, nhưng việc giải ngân còn chậm.
Vì vậy, trong cuộc họp triển khai Đề án diễn ra sáng nay, để tiếp tục khuyến khích các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và khách hàng tham gia vay vốn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc triển khai hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động rà soát đối tượng, điều kiện, đăng ký với UBND cấp tỉnh để được công bố trong danh mục vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng. Ngoài ra cần sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ ngành có liên quan.