Giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Cần một chiến lược tổng thể

Với mức tăng trưởng bình quân 13-15%/năm, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) công nghiệp. Tuy nhiên, ngành sản xuất TĂCN được đánh giá là kém bền vững do “ăn đong” nguyên liệu và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Cần có một chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước mới có thể tháo gỡ nút thắt này.
Việt Nam chi 5,22 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong 8 tháng đầu năm 2021 Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao: Cách nào “hạ nhiệt”?

Tăng trưởng bình quân 13-15% nhưng không bền vững

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, nguyên liệu TĂCN trong nước chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, năm 2020 Việt Nam cho tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu TĂCN. 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi hơn 5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu TĂCN.

Tại Toạ đàm "Giải pháp phát triển nguyên liệu TĂCN trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu" diễn ra chiều ngày 21/10, ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) - đánh giá, mỗi một năm chúng ta cần 32 - 33 triệu tấn TĂCN các loại, trong đó có hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; còn lại sản lượng 26 triệu tấn (bao gồm cả TĂCN và thủy sản) là do các doanh nghiệp sản xuất. Hiện, ngành sản xuất TĂCN của chúng ta đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 10 thế giới về công nghệ. Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là ngành TĂCN còn phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, chúng ta chủ yếu nhập cám ngô, đậu tương, khô dầu… “Ngành sản xuất TĂCN đối với bất cứ quốc gia nào cũng đều rất quan trọng, chiếm 65-70% giá trị sản xuất, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành chăn nuôi của sản phẩm”, ông Tống Xuân Chinh cho hay.

Giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Cần một chiến lược tổng thể
Toạ đàm "Giải pháp phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu"

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam- đánh giá, thời gian vừa qua, chúng ta chứng kiến 2 cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi. Đó là khủng hoảng về TĂCN và khủng hoảng về thị trường. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 1 phần do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng bản chất chính là vấn đề trầm kha của ngành chăn nuôi nhiều năm nay. Câu chuyện về giá thức ăn tăng liên tục TĂCN đã ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Theo tính toán của hiệp hội, từ tháng 7/2020 đến nay, giá một số nguyên liệu thức ăn tăng từ 30-45%, kéo theo giá thức ăn thành phẩm cũng tăng theo. “Chúng ta chứng kiến suốt 9 tháng năm 2021, ngành chăn nuôi gia cầm không có lãi. Đây là năm đầu tiên ngành chăn nuôi gia cầm tăng trưởng âm. Tháng 7, tháng 8 vừa qua, có thời điểm giá gà xuống đến 7.000 - 8.000 đồng/kg, giá giảm 60- 70% so với trước đây, giá lợn hơi hiện cũng đang giảm sâu. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, tăng trưởng giảm, giá trị gia tăng không có”, ông Nguyễn Thanh Sơn nói.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Sơn, ngành TĂCN là ngành có sự phát triển và tăng trưởng cao nhất, bình quân trong 10 năm qua đạt tăng trưởng 13-15%/năm cả về sản lượng, giá trị. Đây cũng là ngành mang lại lợi nhuận lớn nhất. Chính vì vậy, có rất nhiều “ông lớn” đổ xô vào ngành TĂCN. Hiện, các doanh nghiệp FDI ngoài đầu tư về công nghệ, các doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, xưởng sản xuất; tiêu biểu là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn như CP, Deheus…

Cần một chiến lược tổng thể

Phụ thuộc nguyên liệu TĂCN nhập khẩu khiến ngành chăn nuôi trong nước kém cạnh tranh. Theo Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng 5 đề án trong đó có Đề án công nghiệp hóa TĂCN, giảm 5-10% nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bộ NN&PTNT cũng đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng dự thảo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến TĂCN giai đoạn 2021-2030, trong đó có giải pháp quan trọng là tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp với khối lượng lên đến hàng trăm triệu tấn.

Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, về mặt tổng quan, bằng các định mức kỹ thuật và số liệu thống kê năm 2020 thì tổng phụ phẩm của chúng ta là 156,8 triệu tấn và được công bố trên toàn hệ thống. Trong đó có 5,5 triệu tấn từ lâm nghiệp, 1 triệu tấn từ thủy sản nhưng không thể tận dụng lại được, chỉ còn sử dụng được phần cá thu gom phơi, sấy khô, tiệt trùng làm bột cá cho TĂCN. Tuy nhiên, muốn tận dụng tốt cần phải có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ mới sử dụng được triệt để, mang lại hiệu quả cao.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta có sản lượng lúa lớn mà không sử dụng để làm TĂCN lại phải đi nhập khẩu. Thế nhưng, đây là bài toán kinh tế, khi 1kg ngô chỉ khoảng 7.000-8.000/kg còn 1kg gạo cũng đã 12.000-13.000 đồng/kg, thế thì tại sao không trồng ngô trong nước lại phải đi nhập khẩu, theo ông Tống Xuân Chinh, diện tích đất của chúng ta phần lớn là trồng lúa và phù hợp với trồng lúa. Hiện bà con đã chuyển 1 phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, theo mục tiêu sẽ có 500.000ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sinh khối để có thể chủ động hơn trong nguyên liệu phục vụ sản xuất TĂCN.

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, về trung hạn, dài hạn cần đáp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, cần chủ động 1 phần nguồn nguyên liệu, cụ thể là ngô và đậu tương. Phải có các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đưa máy móc vào, mà muốn làm được điều này phải sửa Luật Đất đai, cho tăng ngưỡng số lượng đất đai được tích tụ. Phải chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất chăn nuôi. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Giảm các khâu trung gian, đại lý để giảm giá thành TĂCN….

Giải pháp trước mắt cần làm ngay để sớm ổn định lại ngành TĂCN, ông Tống Xuân Chinh cho rằng, quan trọng nhất là đề nghị các địa phương cho mở cửa đồng loạt để thông thương các nguyên liệu, giúp chuỗi sản xuất không bị đứt gãy, góp phần làm giảm các chi phí cấu thành nên giá sản phẩm.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sơn cho hay, ngành TĂCN công nghiệp trong nước mặc dù đã phát triển khá cao nhưng vẫn còn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, Chính phủ cần có một chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước, cần có giải pháp về chính sách, trước hết là về vốn tín dụng ưu đãi, thuế, đất đai...

Ông Nguyễn Thanh Sơn kiến nghị, có thể chuyển một số giống lúa chất lượng cao sang 1 số giống lúa chất lượng thấp nhưng có năng suất cao để làm TĂCN, đưa ngô sinh khối, cám gạo làm nguyên liệu thức ăn. Phải tăng diện tích trồng đỗ tương để chế biến TĂCN. Về nhóm nguyên liệu giàu đạm cần thúc đẩy phát triển sản xuất bột cá. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa vấn đề quản lý cả về chất lượng, thị trường, về giá. Các doanh nghiệp FDI chiếm 30% nhưng lại chiếm đến 60%, có hay không câu chuyện các “ông lớn” làm giá TĂCN, chúng ta cần rà soát, xem xét kỹ. “Các cơ quan chức năng cần có hậu kiểm sản xuất TĂCN. Hiệp hội nhận được một số phản ánh của các hộ chăn nuôi, dù giá TĂCN tăng nhưng chất lượng thành phẩm cám TĂCN lại giảm”, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết.

Nguyễn Hạnh

Tin mới cập nhật

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Dù kinh tế thế giới và khu vực năm 2024 diễn biến khó lường, song các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn giữ được thị phần, đạt kết quả đáng mừng.
Xuất khẩu sữa của Ireland sang Việt Nam đạt hơn 19,6 triệu Euro

Xuất khẩu sữa của Ireland sang Việt Nam đạt hơn 19,6 triệu Euro

Ủy Ban Thực phẩm Ireland (Bord Bia) cho biết, xuất khẩu sữa trực tiếp từ Ireland sang Việt Nam trong năm 2023 lên tới 3.534 tấn mét, đạt hơn 19,6 triệu Euro.
Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Những quốc gia, thị trường nào đang yêu thích, ưa chuộng hạt gạo Việt nhất, thông tin không phải ai cũng biết.
Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Bộ Công Thương ước tính, hết tháng 1/2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với tổng trị giá 362 triệu USD, tăng tới 95% so với cùng kỳ 2022.
Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Sang năm 2024, xuất khẩu nước ta cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay từ tháng 1, khi tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái
Placod - Xuất khẩu hàng nông sản qua thương mại điện tử

Placod - Xuất khẩu hàng nông sản qua thương mại điện tử

Xuất khẩu trong thời gian qua tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế, trong đó, xuất khẩu nông sản ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2023 xuất khẩu rau quả đạt con số kỷ lục. Năm 2024, ngành mong muốn được trợ sức hơn nữa để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch.
Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Theo dự kiến, tổng kinh phí thực hiện cửa khẩu thông minh kết nối Lạng Sơn với Trung Quốc là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xã hội hóa là 6.630 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024 thị trường Mỹ được kỳ vọng khởi sắc hơn, tạo sự chuyển biến tốt cho xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo cần cơ cấu lại sản phẩm.

Tin khác

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật.
Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Xuất siêu ngành hàng này đạt tới 10,13 tỷ USD chỉ trong 11 tháng năm 2023. Đây cũng là ngành hàng xuất siêu nhiều nhất ngành nông nghiệp.
Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu thép tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới 2024, tại các nhà xưởng, công ty xuất khẩu đang gấp rút triển khai để hoàn tất những đơn hàng cuối năm.
Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, thấp hơn 21% so với năm 2022.
3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 3 sản phẩm trên nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ Đông Hưng (khu vực cầu Bắc Luân II).
Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và còn nhiều tiềm năng của nông sản Việt Nam.
Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 48 tấn sang thị trường Hoa Kỳ.
Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khu vực Á-Âu (Eurasia) gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, vốn là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trước đây.
Lợn gà trong nước ê hề vẫn chi 1,15 tỷ USD nhập khẩu thịt

Lợn gà trong nước ê hề vẫn chi 1,15 tỷ USD nhập khẩu thịt

Sản lượng thịt lợn và thịt gà… trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm trước, song Việt Nam vẫn chi ra 1,15 tỷ USD để nhập khẩu thịt trong 10 tháng qua.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 16/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 15/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 15/5 thế nào?
Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Địa ốc Cienco5, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số đơn vị khác.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024, giá dầu thế giới giảm mạnh với dầu WTI giảm 1,39%, dầu Brent giảm 0,72% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.
Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/5 thế nào?
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024.
“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

Giá vé máy bay liên tục tăng cao từ đầu năm đến nay, cơ quan quản lý lẫn chuyên gia đều đưa ra những nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng này.
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Phiên bản di động