Giá ngô ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp
Xuất khẩu lúa mì và nhập khẩu ngô của EU tăng nhẹ Giá ngô có thể hướng lên vùng giá 475 trong phiên hôm nay Giá ngô chạm mức thấp nhất kể từ cuối tháng 9/2020 |
Hầu hết các mặt hàng nông sản rung lắc mạnh trong tuần trước nhưng đóng cửa tương đối trái chiều. Thị trường ngô tiếp tục suy yếu tuần thứ 3 liên tiếp với mức giảm gần 2,7%, trong khi đậu tương chỉ ghi nhận mức giảm không đáng kể và lúa mì kết tuần tại mức tham chiếu. Các số liệu trong báo cáo WASDE tháng 11 là nguyên chính giải thích cho diễn biến giá của các mặt hàng trong tuần vừa rồi.
![]() |
Trong báo cáo WASDE mới đây, năng suất ngô Mỹ niên vụ 23/24 được USDA nâng dự báo lên mức 174,9 giạ/mẫu, từ mức 173 giạ/mẫu trong báo cáo trước. Mức thay đổi này vượt trên mức dự đoán trung bình 173,8 giạ/mẫu mà thị trường đưa ra trước đó. Đối với các số liệu thế giới, trái với kì vọng thắt chặt hơn của thị trường, tồn kho cuối niên vụ toàn cầu được USDA điều chỉnh tăng lên mức 315 triệu tấn, từ mức 312,4 triệu tấn trong báo cáo tháng 10. Do vậy, những điều chỉnh mang tính bất ngờ trong báo cáo WASDE tháng 11 chính là yếu tố khiến giá ngô lao dốc trong hai phiên cuối tuần.
Trong khi đó, tồn kho lúa mì của Mỹ và thế giới niên vụ 23/24 được dự báo cao hơn đáng kể so với dự đoán của thị trường đã gây sức ép mạnh đến giá lúa mì. Ở chiều ngược lại, cuộc tấn công bất ngờ của Nga vào tàu dân sự ở Biển Đen làm dấy lên lo ngại về hoạt động vận chuyển ngũ cốc qua khu vực này. Đây là thông tin tác động "bullish" đến mặt hàng này và hạn chế đà giảm của giá.
Đối với đậu tương, giá đóng của tuần với mức giảm nhẹ trước tác động trái chiều từ các báo cáo quan trọng trong tuần vừa rồi. Trong báo cáo WASDE, USDA đã điều chỉnh tăng ước tính năng suất và sản lượng niên vụ 23/24 của Mỹ so với báo cáo tháng 10. Ở diễn biến khác, bất chấp tình hình thời tiết bất lợi trong đầu vụ, CONAB vẫn nâng dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 của Brazil thêm 0,3% so với ước tính tháng trước. Việc cả 2 quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới đều được dự báo sẽ có nguồn cung gia tăng đã khiến giá quay đầu từ mức cao nhất trong 3 tháng qua.
Ngược lại, đà giảm của giá đã bị hạn chế do các nhu cầu nhập khẩu đậu tương Mỹ giai đoạn gần đây, khi mà khối lượng bán hàng đậu tương Mỹ trong báo cáo Daily Export Sales đã đạt tới mức cao kỷ lục 2,8 triệu tấn trong tuần trước.
Tin mới cập nhật

Sầu riêng tiếp tục rớt giá, thương lái 'ngưng mua'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’
Tin khác

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang tăng trở lại

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Nho sữa Trung Quốc bán ngập chợ, giá siêu rẻ

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Vì sao nho sữa Trung Quốc ‘thượng hạng’ giá rẻ bất ngờ?

VICOFA dự báo biến động của giá cà phê trong thời gian tới

Nhộn nhịp thị trường quà tặng cận ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Mưa rét kéo dài, giá rau xanh ‘leo thang’
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
