Giá lúa mì là mặt hàng nông sản duy nhất đóng cửa trong sắc xanh
Giá ngô tiếp tục suy yếu, giá lúa mì kết thúc chuỗi giảm 4 ngày Thị trường nông sản “lình xình”, giá lúa mì vẫn tăng mạnh: Vì sao? |
Tương tự như diễn biến của nhóm đậu tương, giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 12 đóng cửa với mức giảm gần 2%, đồng thời ghi nhận mức giá thấp nhất trong gần 1 tháng qua. Mặc dù mở cửa trong sắc xanh với mức tăng nhẹ, nhưng giá ngô đã quay đầu sụt giảm sâu với lực bán được thúc đẩy mạnh mẽ từ những số liệu trong báo cáo Cung – cầu tháng 9.
Hình minh họa |
Theo báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) được công bố vào sáng qua, chất lượng ngô đã sụt giảm 1% xuống còn 52% diện tích đạt tốt – tuyệt vời trong tuần kết thúc vào ngày 10/9. Mặc dù đã phản ánh được những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết bất lợi đến cây trồng trong thời gian gần đây nhưng con số trên vẫn nằm trong dự đoán của thị trường. Do vậy, giá ngô chỉ được hỗ trợ nhẹ trong đầu phiên hôm qua.
Ngược lại, báo cáo WASDE tối qua cho thấy triển vọng nguồn cung tại Mỹ mở rộng hơn đã đè nặng lên giá ngay sau thời điểm báo cáo được công bố. Cụ thể, năng suất ngô niên vụ 23/24 của nước này bị điều chỉnh giảm xuống còn 173,8 giạ/mẫu, gần sát với mức dự đoán của thị trường. Tuy nhiên, đáng chú ý là sản lượng ngô Mỹ được dự báo tăng 23 triệu giạ lên mức 15,134 triệu giạ, vượt ngoài khoảng dự đoán của thị trường nhờ diện tích gia tăng. Như vậy, mặc dù có sụt giảm về năng suất, nhưng nhờ diện tích được điều chỉnh cao hơn mức cao nhất mà thị trường dự đoán, sản lượng niên vụ 23/24 được mở rộng đã khiến giá ngô đảo chiều và sụt giảm trong phiên hôm qua.
Trái với ngô, giá lúa mì mở cửa suy yếu khi nối dài đà giảm của 3 phiên trước đó nhưng lại kết phiên trong sắc xanh nhờ lực hỗ trợ từ báo cáo tối qua.
Cụ thể, theo báo cáo Cung – cầu tháng 9, sản lượng lúa mì thế giới sẽ giảm 7,2 triệu tấn với mức giảm chủ yếu đến từ EU, Úc, Canada và Argentina. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thế giới gần như không thay đổi đã khiến cho mức tồn kho thế giới cuối niên vụ giảm 7 triệu tấn xuống mức thấp nhất kể từ niên vụ 15/16. Bên cạnh đó, mặc dù sản lượng từ Ukraine ghi nhận tăng lên nhưng không đủ bù đắp mức giảm mạnh của các quốc gia sản xuất lớn khác. Trong bối cảnh tình hình xuất khẩu ở Biển Đen còn tiềm ẩn nhiều rủi ro thì lo ngại về nguồn cung lúa mì toàn cầu thắt chặt hơn đã tác động “bullish” mạnh mẽ đến giá và khiến giá bật tăng trở lại trong phiên hôm qua.