Giá dầu tăng mạnh tác động lớn đến nhóm nguyên liệu công nghiệp
Trung Quốc: Nhập khẩu đậu tương tháng 9 giảm mạnh so với năm ngoái Tồn kho dầu cọ cuối tháng 9 của Malaysia đạt mức cao nhất trong 11 tháng Sản lượng mía đường của Brazil tăng mạnh vào cuối tháng 9 |
Cụ thể, giá dầu thô WTI đã tăng gần 6% trong phiên hôm qua, kéo theo lực mua và dòng tiền trở lại với thị trường hàng hóa nói chung và nguyên liệu công nghiệp nói riêng.
Trong nhóm nguyên liệu công nghiệp, giá cà phê Arabica tăng cao 3,75%, còn giá cà phê Robusta đóng cửa cao hơn mức tham chiếu 1,29%.
Đồng thời, trong báo cáo kết phiên 13/10, tồn kho cà phê Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US đã giảm mạnh 7.249 bao loại 60kg, về còn 440.773 bao. Đây là mức cà phê lưu trữ thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2022.
Giá hai mặt hàng đường cũng ghi nhận lực tăng mạnh trong phiên hôm qua. Cụ thể, giá đường 11 đã tăng 2,58% và giá đường trắng tăng 2,26%, so với tham chiếu. Giá dầu thô tăng mạnh tiếp tục kéo theo giá đường đi lên.
Giá dầu tăng mạnh tác động lớn đến nhóm nguyên liệu công nghiệp. Ảnh Hanghoa247 |
Giá dầu tăng mạnh đã thúc đẩy các nhà máy ép mía tại Brazil tiếp tục ưu tiên lượng mía ép cho chiết xuất ethanol thay vì sản xuất đường. Nguyên liệu đầu vào giảm đi khiến nguồn cung đường hạn chế cơ hội gia tăng trong thời gian tới.
Trước đó, tập đoàn công nghiệp UNICA cũng đưa ra cảnh báo, sản xuất đường trong nửa đầu tháng 10 tại Brazil sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi mưa.
Cùng với đó, thị trường vẫn chưa thoát khỏi lo ngại El Nino khiến sản lượng đường trở nên thu hẹp tại Ấn Độ và Thái Lan. Điều này khiến đường cung cấp từ 2 quốc gia này trong niên vụ 2023/24 giảm xuống mức thấp.
Tương tự với các mặt hàng khác, giá bông cũng nhận được hỗ trợ từ giá dầu với mức tăng 1,34%. Giá dầu tăng cao, khiến Polyester, chất thay thế chính của giá bông trở nên đắt đỏ hơn, từ đó kéo theo giá bông đi lên.
Tuy vậy, trong báo cáo bán hàng hàng tuần kết thúc ngày 5/10, lực bán của bông Mỹ sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ có, 43.400 kiện bông được bán ra, giảm mạnh 82% so với tuần trước và 63% so với mức trung bình 4 tuần. Hơn nữa, lượng bông xuất đi cũng giảm mạnh 31% so với tuần trước và 28% so với mức trung bình 4 tuần, xuống còn 104.000 kiện.
Giá dầu cọ thô tăng vọt trong phiên thứ hai liên tiếp, với mức tăng khi kết thúc phiên hôm nay lên tới 2,72%. Bên cạnh sự hỗ trợ của giá dầu thô, đồng Ringgit Malaysia suy yếu so với đồng dollar Mỹ đã thúc đẩy lực mua mạnh mẽ đối với dầu cọ, khi giá loại dầu này trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.