Đón thời cơ xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Năm 2022 được coi là năm “mở cửa” thị trường Trung Quốc của ngành nông nghiệp Việt Nam khi nhiều loại nông sản được ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc như sầu riêng, khoai lang, chuối, tổ yến.
Những lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Ngoài ra, chanh leo và ớt tươi cũng được nước bạn chấp nhận thí điểm xuất khẩu chính ngạch. Nhờ bước đệm này, năm 2023 được kỳ vọng là “thời cơ chín muồi” để nông sản Việt mở rộng thị phần, nhất là khi Trung Quốc mở cửa biên giới sau một thời gian dài hạn chế giao thương do dịch Covid-19.

Với hơn 1,4 tỷ dân, Trung Quốc là thị trường vô cùng quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Từ lâu, Trung Quốc cũng là đối tác xuất khẩu nông sản lớn của nước ta, nhưng hình thức xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch cho nên giá trị kinh tế còn thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự chuyển mình đúng hướng sang xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam không chỉ mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc mà còn từng bước khẳng định vững chắc giá trị nông sản Việt.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 2022, vượt qua các khó khăn do Trung Quốc siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn đạt khoảng 10 tỷ USD.

Gia tăng lợi thế

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), đến nay Trung Quốc đã giảm thuế cho hơn 8.000 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có nông sản, mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn này. Trong thời gian qua, nhu cầu, sức mua của người dân Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng không ngừng tăng cao cho nên Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc của ngành hàng này đạt khoảng 8,9%/năm.

Từ nửa cuối năm 2022, Việt Nam và Trung Quốc đã lần lượt ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, chuối, khoai lang, tổ yến sang thị trường Trung Quốc. Điều này mở ra cơ hội mới cho các mặt hàng thâm nhập sâu vào thị trường rộng lớn này. Trước hết là vì hàng xuất khẩu chính ngạch có thể vào Trung Quốc qua tất cả cảng biển, cảng hàng không quốc tế, các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên biên giới đất liền mà không phải ùn ứ chờ đợi ở một vài cửa khẩu phụ, lối mở dành cho trao đổi cư dân như xuất khẩu tiểu ngạch.

Ngoài ra, với việc xuất khẩu chính ngạch, giao kết hợp đồng thường được thực hiện theo thông lệ quốc tế với các quy định rõ ràng về mặt hàng, đơn giá, quy cách, chất lượng hàng hóa, đóng gói, phương thức vận tải, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp; hàng hóa có nguồn gốc, chứng từ rõ ràng, được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và bảo đảm truy xuất nguồn gốc cho nên thông quan nhanh.

Trong trường hợp có biến động thị trường hoặc chịu tác động bởi các sự kiện không lường trước được trong quá trình giao hàng, các bên sẽ cùng thỏa thuận theo điều khoản hợp đồng, do đó hạn chế các trường hợp bị ép giá. Khi xuất khẩu chính ngạch, việc giao hàng được thực hiện theo tập quán quốc tế giúp phân chia rõ trách nhiệm, rủi ro cho bên mua và bên bán; việc chậm trễ hoặc ách tắc giao hàng cũng được giảm tới mức thấp nhất.

Với những lợi thế đó, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Lê Thanh Hòa cho rằng, các thương nhân cần chủ động chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch. Thực tế, trong những thời điểm khó khăn nhất, cụ thể như trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát nặng nề, xuất khẩu chính ngạch vẫn lưu thông ổn định, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch gặp rất nhiều rủi ro, ùn tắc. Mặt khác, xuất khẩu chính ngạch ổn định cũng chính là động lực thúc đẩy sản xuất các sản phẩm có chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Các thương nhân cần chủ động chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch. Thực tế, trong những thời điểm khó khăn nhất, cụ thể như trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát nặng nề, xuất khẩu chính ngạch vẫn lưu thông ổn định, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch gặp rất nhiều rủi ro, ùn tắc.

Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Lê Thanh Hòa

Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 1/1/2022, Lệnh 248 về “Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu” và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” do Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành đã chính thức có hiệu lực. Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bắt buộc tuân thủ những yêu cầu, quy định mới.

Đây là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp chuẩn hóa điều kiện xuất khẩu nhằm thâm nhập thuận lợi vào thị trường này. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (SPS) cho biết: Sau gần một năm Lệnh 248 có hiệu lực, tính đến đầu tháng 12/2022, có 2.426 mã sản phẩm được cấp phép nhập khẩu vào Trung Quốc.

Trong đó, 1.236 mã sản phẩm thuộc nhóm 18 mặt hàng đăng ký qua cơ quan thẩm quyền (chiếm 50,9%) và phần còn lại 1.190 mã sản phẩm không thuộc danh mục phải đăng ký qua cơ quan thẩm quyền. Trong số hai nhóm này, các sản phẩm thủy sản được hải quan Trung Quốc thông qua nhiều nhất, tiếp đến là sản phẩm hạt (hạt điều, cà-phê...), và các sản phẩm dầu thực vật, bánh bột.

Đón thời cơ xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc ảnh 1
Sản phẩm tôm đang rộng đường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. (Ảnh TRẦN TUẤN)

Nhiều ngành hàng hứa hẹn tăng trưởng cao

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 7/2022, đến tháng 9/2022, lô hàng sầu riêng đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Tính riêng tháng 10/2022, sầu riêng đã trở thành mặt hàng rau quả có giá trị xuất khẩu cao nhất vào Trung Quốc, đạt 49,9 triệu USD (chiếm 32,9% tổng giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường này) và cao gấp 42,2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Do đó, dự báo năm 2023, sầu riêng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mạnh mẽ. Ngoài sầu riêng thì nhiều mặt hàng rau quả khác cũng đang có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Trung Quốc trong năm 2023. Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Đinh Gia Nghĩa cho biết: Việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, mở cửa biên giới sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ rau, củ, quả tăng lên rất cao, các doanh nghiệp đang sẵn sàng đón đầu làn sóng tiêu thụ này.

Tuy nhiên thời gian tới, Trung Quốc sẽ áp dụng kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm cho nên ngoài giá cả hợp lý thì chất lượng các mặt hàng cần được nâng cao, đáp ứng đúng tiêu chuẩn. Riêng đối với sầu riêng, mặt hàng cấp đông sang Trung Quốc đang rất rộng mở và hứa hẹn giá trị xuất khẩu rất cao. Vào những lúc cao điểm, giá sầu riêng cấp đông sang thị trường Trung Quốc có thể đạt 13.000-15.000 USD/tấn.

Đối với ngành hàng thủy sản, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 12/2022, trong khi xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường và khối thị trường đều sụt giảm thì xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Công (Trung Quốc) vẫn tăng 17%. Cả năm 2022, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Hồng Công (Trung Quốc) đạt hơn 1,8 tỷ USD, tăng 59% so với năm 2021. Đây là “bàn đạp” cho sự “bùng nổ” kim ngạch được dự báo sẽ diễn ra vào năm 2023, nhất là với các mặt hàng chủ lực tôm và cá tra.

Thống kê của hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc đã vượt 5 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2022, tăng 59% so cùng kỳ năm 2021. Đây là dư địa thị trường lớn cho tôm Việt Nam bứt phá. Với mặt hàng cá tra, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP Lê Hằng cho biết: Năm 2023, Trung Quốc là thị trường được kỳ vọng lớn sau khi nước này bỏ các quy định kiểm soát, xét nghiệm Covid-19 đối với hàng nhập khẩu. Dự báo các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ sẽ bùng phát nhu cầu tiêu thụ thủy sản, bắt đầu từ Tết Nguyên đán 2023.

Năm 2022, Việt Nam có hơn 160 doanh nghiệp có mặt hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh số đạt hơn 700 triệu USD, chiếm 29% tổng giá trị xuất khẩu cá tra. Có thể thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn cho thủy sản Việt Nam tăng tốc xuất khẩu trong năm 2023, nhất là trong bối cảnh lạm phát đang diễn ra tại nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản của các thị trường này có xu hướng giảm mạnh.

Bên cạnh đó, mặt hàng gạo, cà-phê cũng đang có sự gia tăng tiêu thụ từ Trung Quốc. Theo thống kê từ Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam, xuất khẩu cà-phê sang Trung Quốc liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2020 đạt hơn 95,6 triệu USD; năm 2021 đạt hơn 128,4 triệu USD. Tính đến cuối năm 2021, Trung Quốc đứng thứ 8 trong 10 nhà nhập khẩu cà-phê lớn của Việt Nam. Đối với mặt hàng gạo, Trung Quốc hiện giữ vị trí thứ hai về tiêu thụ gạo của Việt Nam, với kim ngạch trung bình những năm gần đây đạt khoảng 500 triệu USD.

Theo thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ ngày 8/1/2023, hủy bỏ tất cả các biện pháp giám sát, xét nghiệm axit nucleic phát hiện virus SARS-CoV-2 đối với các mặt hàng thực phẩm bảo quản chuỗi lạnh và hàng hóa không bảo quản lạnh nhập khẩu ở các cửa khẩu. Các tỉnh (khu tự trị) có liên quan, theo thứ tự phân loại thúc đẩy việc nối lại hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách tại các cửa khẩu biên giới một cách có trình tự và ổn định.

(Nguồn: Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam)

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến ngày 15/12, xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Ngành Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt gần 6 tỷ USD, tăng 5,81% so với năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Đức đạt hơn 15.000 tấn, trị giá hơn 85 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng mạnh 138% về trị giá so với cùng kỳ.

Tin khác

Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Dù kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đối diện với bài toán không bền vững và cần chính sách bảo vệ cho ngành hàng này.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Theo VPSA, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt trong 11 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu đáng kể.
11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về gần 3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về gần 3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 1,77 triệu tấn, trị giá 2,97 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng nhưng tăng đến 17,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Thị trường Hoa Kỳ đã chi 409,16 triệu USD để mua hồ tiêu trong 10 tháng đầu năm, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam.
Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 523,7 nghìn tấn, trị giá hơn 218 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so cùng kỳ.
Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Kon Tum: Cây sâm Ngọc Linh góp phần giúp gần 2.000 hộ thoát nghèo và làm giàu

Trong 5 năm, cây sâm Ngọc Linh đã góp phần giúp gần 2.000 hộ ở Kon Tum thoát nghèo, hàng trăm hộ dân làm giàu, có hộ thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Đạo luật Phòng ngừa Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ nếu không được phía Mỹ thay đổi sẽ tiếp tục tạo thêm khó khăn cho xuất khẩu hàng dệt may.
Việt Nam thu về gần 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nhựa

Việt Nam thu về gần 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nhựa

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 5,46 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng

Việt Nam xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng

11 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.
Dự báo ngành điều Việt Nam sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD

Dự báo ngành điều Việt Nam sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD nhờ nhu cầu ổn định tại thị trường truyền thống.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động