Doanh nhân Việt Nam với sứ mệnh phụng sự vì sức khỏe cộng đồng
Doanh nhân Việt Nam: Cần gì để hội nhập và vươn xa |
Tham dự chương trình Doanh nhân Việt Nam với sứ mệnh phụng sự vì sức khỏe cộng đồng có các vị khách mời: GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Cố vấn khoa học Tập đoàn Đại Việt, Chủ tịch hội các ngành sinh học Việt Nam, Chuyên gia cao cấp viện Vi sinh và Công nghệ sinh học; TS Lê Công Lương - Trưởng ban Khoa học Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; PGS.TS. NGND Phạm Ngọc Khái - Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng; PGS.TS NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh; ông Nguyễn Xuân Diệu - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Đại Việt...
Tại chương trình, các vị khách mời đã chia sẻ về lí do mà mỗi doanh nhân đều có nghĩa vụ phụng sự sức khỏe cộng đồng, tầm quan trọng của doanh nghiệp với sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng...
Trong đó, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh chia sẻ, có nhiều yếu tố tác động quyết định đến sức khỏe con người, có thể kể đến: Những đặc điểm di truyền của cơ thể, Môi trường là hoàn cảnh xung quanh cơ thể sống, Hành vi và lối sống, Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tại sự kiện Tập đoàn Đại Việt và Hội Dinh Dưỡng Việt Nam đã ký kết hợp tác toàn diện |
"4 yếu tố trên liên quan chặt chẽ với nhau, cùng tác động lên sức khỏe. Trong 4 yếu tố quyết định sức khỏe thì có 3 yếu tố môi trường, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hành vi lối sống liên quan đến các doanh nghiệp và doanh nghiệp với mục đích kinh doanh của mình cần quan tâm đến các yếu tố đó để cho ra những sản phẩm/dịch vụ nhằm góp phần để thay đổi, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe, tuổi thọ cho cộng đồng.
Các doanh nghiệp, doanh nhân mới khởi nghiệp hay đã lập nghiệp kinh doanh thành công không chỉ là thu về càng nhiều lợi nhuận càng tốt mà phải luôn quan tâm đến việc đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình kinh doanh phải thỏa mãn nhu cầu của xã hội, của con người, trong đó đặc biệt cần coi trọng việc các sản phẩm/dịch vụ đó có đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người và môi trường không?
Điều đó đòi hỏi các doanh nhân quản lý các doanh nghiệp không chỉ cần có các kiến thức, hiểu biết liên quan đến ngành kinh doanh mà còn phải có đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, tôn trọng pháp luật và các quy chuẩn của xã hội. Kinh doanh phải dựa trên nền tảng, quy tắc chung của cộng đồng, đồng thời phải đi theo định hướng chung của doanh nghiệp".
"Trong kinh doanh vì sức khỏe cộng đồng, cần phải lấy con người làm trung tâm. Yếu tố con người quyết định rất lớn cho sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp, doanh nhân phải coi sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của cộng đồng xã hội' - PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, khẳng định.
Chương trình hợp tác giữa hai bên nhằm mang đến cho cộng đồng người dân những sản phẩm có chất lượng vì sức khỏe của nhân dân |
Cùng quan điểm, GS.TS Nguyễn Lân Dũng - Cố vấn khoa học Tập đoàn Đại Việt, Chủ tịch hội các ngành sinh học Việt Nam, bày tỏ: "Nhằm thực hiện sứ mệnh phụng sự vì sức khoẻ cộng đồng, các doanh nhân trước hết phải là những người yêu nước, yêu nhân dân, coi sức khỏe nhân dân là sức khỏe dân tộc.
Để đảm bảo sức khỏe của nhân dân thì có thể là thuốc, là thực phẩm, hoặc là các thực phẩm bổ sung. Người dân họ có nhu cầu lớn về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhưng đắt quá thì họ không mua được. Vì vậy, các doanh nghiệp cần sản xuất các sản phẩm tốt, giá thành phải chăng để đông đảo người dùng có thể tiếp cận".
GS.TS Nguyễn Lân Dũng cũng đánh giá cao chương trình Doanh nhân Việt Nam với sứ mệnh phụng sự vì sức khỏe cộng đồng, đặc biệt chương trình được tổ chức dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
"Nhà khoa học chúng tôi nghiên cứu nhiều lắm nhưng để đưa vào sản xuất rất khó. Việc đưa vào sản xuất thử là sự cố gắng rất lớn của các doanh nhân, từ đó các công ty, tập đoàn biết tới sản phẩm rồi mới kinh doanh được. Cũng có thể nói Đại Việt sẽ là bài học kinh nghiệm, là cầu nỗi cho các doanh nhân - nhà khoa học để các sản phẩm nghiên cứu sản xuất thử. Sau này sẽ nhân rộng mô hình để sản xuất những sản phẩm khác nữa" - GS.TS nói.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, các công trình nghiên cứu đều phải hướng tới sản phẩm có lợi nhuận cho doanh nghiệp, sản phẩm phải có ích cho đông đảo quần chúng. Khi người dân có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhiều thì doanh nghiệp sẽ thấy và quyết định đầu tư để thu lợi nhuận.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Xuân Diệu - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Đại Việt, bày tỏ: "Tập đoàn Đại Việt hết sức quan tâm đến lĩnh vực khoa học. Chúng tôi đã xây dựng một viện khoa học mang tên Viện nghiên cứu khoa học Đại Việt để tập hợp các nhà khoa học hàng đầu. Có lẽ nhờ lý do đó mà Tập đoàn Đại Việt đã giành Giải Nhì giải thưởng sáng tạo Việt Nam năm 2021 đối với sản phẩm tảo xoắn; được Bộ Khoa học-Công nghệ tặng cờ tuyên dương về ứng dụng khoa học cho việc phát triển kinh doanh. Phát huy những gì đã đạt được, thời gian tới chúng tôi tiếp tục mời các chuyên gia, các tổ chức khoa học để cùng nghiên cứu và đưa những sản phẩm khoa học ứng dụng vào cuộc sống. Bên cạnh đó, tập đoàn Đại Việt cũng sẵn sàng hợp tác cùng các đơn vị đối tác đủ năng lực để sản xuất và phân phối các sản phẩm tảo, phục vụ sức khỏe của cộng đồng”.