Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?
Xuất khẩu sầu riêng kỳ vọng thu về 3,2 tỉ USD trong năm nay Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc giảm 80% |
Từ đầu tháng 1/2025, Trung Quốc đã áp dụng quy định mới, yêu cầu tất cả lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O (Auramine O) và cadmium. Động thái này được đưa ra sau khi phát hiện dư lượng chất vàng O trong một số lô sầu riêng từ Thái Lan vào cuối năm 2024. Chất vàng O là một chất nhuộm công nghiệp bị cấm trong thực phẩm do nguy cơ gây ung thư.
Sầu riêng Việt Nam ứng phó với quy định mới
Tại Việt Nam, ngay khi Trung Quốc áp dụng quy định mới, cơ quan quản lý đã nhanh chóng phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, công nhận các trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn và thống nhất quy trình kiểm định.
Tuy nhiên, do Trung Quốc chỉ chính thức phê duyệt vào ngày 17/1, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đã bị gián đoạn gần 1 tuần, khiến nhiều container phải quay đầu tiêu thụ nội địa, gây tổn thất lớn. Điều này cũng kéo giá sầu riêng trong nước giảm kỷ lục.
![]() |
Sầu riêng đang được tuyển chọn để xuất khẩu. Ảnh: Ngọc Ánh |
Nhờ hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn với công suất khoảng 100 mẫu/ngày mỗi trung tâm, quá trình kiểm định đã diễn ra nhanh chóng, giúp các lô hàng sớm thông quan. Tính đến ngày 26/1, đã có 9 phòng kiểm nghiệm tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Cà Mau được Trung Quốc chấp thuận. Song, con số này vẫn quá ít so với nhu cầu kiểm định thực tế, khiến tiến độ xuất khẩu chưa đạt kỳ vọng.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam đưa ra khuyến nghị: “Việc Trung quốc đưa ra những quy định mới về tiêu chuẩn sầu riêng nhập khẩu như chất vàng O, là những quy định bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng phải tuân thủ. Nếu sầu riêng nhập khẩu vào Trung quốc có chất này sẽ bị từ chối cho thông quan hoặc bị trả lại, vì vậy khuyến cáo với các doanh nghiệp là không sử dụng chất vàng O đối với sầu riêng".
Bà Hoàng Thị Lê, đại diện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Blue Sky chia sẻ với Báo Công Thương và cho biết: “Chúng tôi cũng mong những cơ sở mã vùng trồng, mã đóng gói sầu riêng thì có thể hướng dẫn cho bà con nông dân về cách sử dụng phân bón, nguồn nước tưới tiêu chuẩn, không sử dụng chất vàng O. Qua đó, sản phẩm của chúng tôi đảm bảo được các điều kiện xuất khẩu ngay từ lúc trồng và thu hoạch”.
Trước việc Trung Quốc siết chặt kiểm định chất lượng sầu riêng nhập khẩu, các quốc gia cần nhanh chóng có những giải pháp đồng bộ để ứng phó, đảm bảo chất lượng sầu riêng xuất khẩu, đồng thời tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới để giảm thiểu rủi ro.
"Doanh nghiệp cần kiểm tra tình trạng sầu riêng trước khi đóng hàng và trước khi làm thủ tục xuất khẩu để hoàn chỉnh hồ sơ lô hàng xin phép xuất khẩu. Việc kiểm tra chất vàng O trong sầu riêng cần được thực hiện bởi các cơ sở kiểm tra được cơ quan chức năng của hai nước cùng công nhận. Đặc biệt, doanh nghiệp cần biết thêm thông tin nên liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn chi tiết”, ông Bình khuyến cáo thêm.
Sầu riêng Đông Nam Á ‘lao đao’
Việc siết chặt kiểm tra đã khiến nhiều lô hàng từ Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, 3 quốc gia xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Trung Quốc bị ách tắc hoặc trả về, buộc các nước xuất khẩu phải nhanh chóng tìm giải pháp ứng phó.
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã ngay lập tức tạm dừng xuất khẩu tại 26 cơ sở đóng gói sầu riêng, sau khi Trung Quốc trả lại hơn 64 tấn sầu riêng nhiễm chất vàng O. Lô hàng trị giá 12 triệu baht này đã bị tiêu hủy vào ngày 7/2 dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và báo chí.
Hàng trăm container sầu riêng của Thái Lan cũng bị ùn tắc tại cửa khẩu, buộc chính quyền nước này khẩn cấp cử phái đoàn sang Bắc Kinh, trực tiếp đàm phán với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) nhằm tháo gỡ rào cản, khơi thông xuất khẩu và bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp.
![]() |
Trung Quốc siết kiểm định sầu riêng nhập khẩu. Ảnh: Hoài Anh |
Trên thực tế, hải quan Trung Quốc đã hoàn trả khoảng 100 container sầu riêng nhập trước ngày 10/1 cho Thái Lan. Tổng thiệt hại ước tính lên đến 500 triệu baht.
Trong khi đó, Malaysia, dù chưa công bố biện pháp ứng phó cụ thể nhưng đã có kinh nghiệm kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu. Vào tháng 8/2024, Malaysia xuất khẩu lô sầu riêng tươi đầu tiên sang Trung Quốc, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận thị trường này.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia, ông Datuk Arthur Joseph Kurup, nước này đã vận chuyển 40 tấn sầu riêng tươi theo 3 giai đoạn để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện tại, Malaysia chưa có lô hàng nào bị trả về.
Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm đến giữa tháng 2, Việt Nam chỉ xuất khẩu 3.500 tấn sầu riêng sang Trung Quốc, giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại cửa khẩu Hữu Nghị, từ đầu tháng 2, chỉ 25 xe sầu riêng được thông quan, bằng 5-10% so với năm 2024. Tại cửa khẩu Tân Thanh, con số này còn thấp hơn, với chỉ 17 xe được xuất khẩu. Xuất khẩu đình trệ khiến nguồn cung trong nước dư thừa, kéo giá sầu riêng giảm kỷ lục. Đang nghịch vụ, giá thu mua sầu riêng Ri6 A dao động ở mức 68.000 - 73.000 đồng/kg. |
Tin mới cập nhật

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam
Tin khác

Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD

Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Xuất khẩu sang Singapore: Doanh nghiệp lưu ý quy định mới
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
