Doanh nghiệp tư nhân muốn giảm gánh nặng chi phí
Theo nghiên cứu “Khảo sát về môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới năm 2017, chi phí kinh doanh của Việt Nam về cơ bản vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN. Doanh nghiệp Việt Nam phải chịu chi phí nộp thuế ở mức gần 32% so với lợi nhuận, cao hơn 2 lần so với Singapore.
Ngoài ra, chi phí về tuân thủ chứng từ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng ở mức cao nhất, gấp gần 4 lần so với Singapore, hơn 3 lần so với Philippines. Còn theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hơn 60% số doanh nghiệp được điều tra đã xác nhận có phải trả chi phí phi chính thức.
|
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, việc đánh giá chi phí chính thức dưới dạng các con số trực quan như thuế, phí, lệ phí… chỉ là một phần.
Chi phí thời gian và cơ hội là những chi phí chính thức khó hình dung, lớn hơn nhiều so với các con số chi phí trên giấy tờ. Những rào cản từ vấn đề này đặt ra gánh nặng lớn cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Các giải pháp gần đây của Chính phủ đều tập trung để cắt giảm các chi phí, kể cả chi phí bằng con số như phí, lệ phí, thuế, và cắt giảm cả thời gian cũng như chi phí để thực hiện các thủ tục hành chính, ví dụ như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ.
“Rõ ràng Chính phủ đã nhận diện được những vấn đề và đã có giải pháp để thực hiện nhưng trên thực tế, tác động của các giải pháp này chưa nhiều và chưa đạt được kỳ vọng cũng như mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp”, ông Hiếu nhận định.
Về các điều kiện kinh doanh mới được Chính phủ bàn luận gần đây theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các bộ, cơ quan quản lý đang rà soát, phát hiện những gì bất hợp lý trong quy định về điều kiện kinh doanh, nhằm loại bỏ “giấy phép con”, nhưng tốc độ còn chậm. Bên cạnh đó, vẫn còn tâm lý tạo thuận lợi cho bên quản lý và đẩy khó khăn cho bên thực hiện của cơ quan, cá nhân người làm công tác rà soát.
Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, cần tăng cường hoạt động đối thoại, phản biện chính sách từ phía doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu độc lập với cơ quan hoạch định chính sách để bảo đảm tính logic và sự cần thiết trước khi ban hành quy định, thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp; tránh tâm lý né tránh hoặc tùy tiện, chủ quan trong nghiên cứu, ban hành chính sách.
“Chúng tôi cho rằng phải giảm thiểu sự giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người trong các hoạt động hành chính thông qua xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công thông qua trực tuyến. Còn đối với chi phí chính thức thì có rất nhiều dư địa để các cơ quan quản lý nhà nước có thể giảm bớt như là logistic, vận tải, điện năng…”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhấn mạnh và cho rằng, cả chi phí chính thức và phi chính thức đều cần phải làm thật mạnh mẽ, quyết liệt, phải có sự đối thoại giữa các cơ quan nhà nước với nhau vì lợi ích chung của đất nước, không phải lợi ích cục bộ của ngành mình.
Tin mới cập nhật

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B
Tin khác

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam
Đọc nhiều

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh
