Doanh nghiệp Nhật Bản: Việt Nam vẫn là điểm đến quan trọng
![]() |
Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế |
Hơn 65% DN có lãi
Báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam vừa được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố vào tháng 2/2018 cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản đã gặp phải một số rủi ro nhất định khi đầu tư tại Việt Nam, song không vì thế mà họ nản lòng. Bởi so với nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng, vì thế họ sẵn sàng "bỏ qua" rủi ro để đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho biết: Không chỉ có chế độ chính trị ổn định, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, Việt Nam còn là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối cởi mở, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Bên cạnh những thuận lợi, báo cáo của JETRO cho biết, các rủi ro mà DN Nhật Bản gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam, bao gồm, chi phí nhân công đang tăng cao, (có 61,6% DN Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam nhận định về vấn đề này); hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và vận dụng pháp luật không rõ ràng (46,9% DN nhận định); cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện (38,2% DN); thủ tục hành chính và thủ tục thuế còn phức tạp với lần lượt tỷ lệ DN nhận định là 39,5% và 42%.
Tuy nhiên, theo ông Hironobu Kitagawa - Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội: 70% DN Nhật Bản vẫn cho biết sẽ đầu tư tại Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với hơn 66% của năm ngoái và cao hơn so với các quốc gia khác. Lý do chính để các DN Nhật Bản quyết định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là doanh thu của họ tại Việt Nam được kỳ vọng tăng, theo đó, có tới 88% DN Nhật Bản nhận định doanh thu của họ tại Việt Nam sẽ tăng trong năm 2018. Cùng với đó, 46% DN kỳ vọng vào sự tăng trưởng và tiềm năng của thị trường. Có tới 65,1% DN tham gia khảo sát lần này cho biết họ có lãi khi đầu tư tại Việt Nam, tăng 2,3 điểm phần trăm so với kết quả khảo sát công bố năm 2017.
Vẫn cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
![]() |
Doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng "bỏ qua" rủi ro để đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới |
Theo JETRO, hiện có 1.700 DN Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có rất nhiều DN mới thành lập. Còn theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 1/2018, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư 3.629 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 49,455 tỷ USD, Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn thứ 2/125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc. Riêng trong năm 2017, Nhật Bản dẫn đầu trong tổng số 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 9,11 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm. Đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và hiện đang có sự dịch chuyển sang các lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao.
Nói về sự dịch chuyển này, ông Lương Văn Khôi - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế- xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho biết: Đây là sự dịch chuyển mang tính tích cực và việc của Việt Nam là làm sao để thúc đẩy sự dịch chuyển đó cũng như giữ chân được các nhà đầu tư. Bởi đây không chỉ là nhà đầu tư có uy tín, các dự án FDIcủa Nhật Bản còn đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Bên cạnh những rủi ro trên, ông Hironobu Kitagawa cũng cho rằng, một trong những tồn tại của môi trường đầu tư Việt Nam khiến các DN Nhật Bản "bận tâm" đó là công nghiệp hỗ trợ (CNHT) kém phát triển. Hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam mới chỉ đạt 33,2%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan 56,8%; Indonesia 45,2%; Philippines 42,2% và Malaysia 38,2%. CNHTkém phát triển không chỉ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư trên thế giới, hạn chế sức lan tỏa của dòng vốn FDIvào nền kinh tế.
Vì thế, để tạo được sức hút hơn nữa đối với các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư quốc tế nói chung, Việt Nam vẫn cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt cần tập trung phát triển ngành CNHT. Bởi CNHTlà yếu tố quan trọng trong thu hút FDI. Cùng với tập trung phát triển CNHT, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng cho rằng, chính sách thu hút FDIcủa Việt Nam tương đối đầy đủ, nhưng quá trình thực thi chính sách lại còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến nhà đầu tư trong triển khai dự án. Để Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn với nhà đầu tư Nhật Bản, vấn đề thực thi chính sách cần phải được tháo gỡ trong thời gian tới.
Những rủi ro doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam gặp phải chính là những vấn ề quan trọng Việt Nam cần khắc phục và tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới. |
Tin mới cập nhật

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand
Tin khác

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
