Điều gì sẽ xảy ra cho cơ thể nếu bạn thường xuyên ăn mướp đắng?
Lợi ích của mướp đắng và tác dụng thải độc gan Những loại trà thảo mộc nào giải nhiệt và ngừa ung thư? Lý do nào uống cà phê giúp kéo dài tuổi thọ? |
Mướp đắng không chỉ là loại rau ăn hàng ngày yêu thích của nhiều người. Đây còn là vị thuốc trong y học cổ truyền với tên gọi khổ qua, đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Mướp đắng rừng và mướp đắng ta là hai loại phổ biến ở Việt Nam, mướp đắng rừng có vị đắng hơn. Hạt, lá, hoa, quả của cây mướp đắng được phơi khô làm thuốc, đặc biệt quả thường được dùng tươi để nấu ăn cũng mang rất nhiều lợi ích sức khoẻ.
Nguồn cung cấp lượng dinh dưỡng cao nhất trong họ bầu bí, bao gồm các vi chất thiết yếu như: vitamin A, vitamin C, photpho, kali, canxi, kẽm, sắt, đồng, magie. Ngoài ra còn là cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên (hợp chất phenolic) và một số vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9).
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn mướp đắng?
![]() |
Mướp đắng cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên và rất nhiều vitamin |
Hỗ trợ giảm cân
Đi kèm với đó, mướp đắng cũng là loại thực phẩm bạn có thể lựa chọn thêm vào thực đơn ăn kiêng của mình. Nó chứa hàm lượng calo thấp, tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ cho quá trình giảm cân của bạn đạt được hiệu quả như mong muốn để kiểm soát và duy trì ở mức cân nặng hợp lý.
Tốt cho làn da
Việc thường xuyên sử dụng mướp đắng giúp làm sáng da, dưỡng ẩm cho da, hỗ trợ trong cải thiện tình trạng mụn trứng cá, bệnh chàm hay bệnh vẩy nến. Điều này sẽ tạo điều kiện để bạn có thể sở hữu một làn da đẹp, mịn màng và hấp dẫn hơn.
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2
Đây là loại thực phẩm làm giảm lượng đường trong máu qua việc làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Loại thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 2.
Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, bạn nên thận trọng về việc muốn sử dụng mướp đắng. Điều này là để tránh trường hợp làm giảm lượng đường trong máu quá mức.
Giảm cholesterol trong máu
Sử dụng mướp đắng cũng có tác dụng trong việc giúp làm giảm cholesterol trong máu. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế một cách đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tiêu thụ mướp đắng giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật và nhiễm khuẩn. Từ đó, giúp phòng ngừa cảm lạnh, hạn chế khả năng bị dị ứng thực phẩm. Cùng với đó, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng khó tiêu hay chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Một số tác dụng khác
Ngoài một số những tác dụng được kể đến, mướp đắng còn là loại thực phẩm tác dụng tốt cho người bị viêm gan, xơ gan; giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa; làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích; góp phần cải thiện thị lực; giúp thanh nhiệt, giải độc.
Những người không nên sử dụng mướp đắng Tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng vì loại quả này có nhiều dược tính nên nhóm người sau đây không nên ăn mướp đắng. Người huyết áp thấp: Trong quả mướp đắng chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, vì thế những người có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng mướp đắng. Người có vấn đề về hệ tiêu hóa: Ăn quá nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày. Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt. Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, phụ nữ mang thai ăn nhiều mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ. |
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
