Điều gì đang xảy ra với thị trường khi giá hồ tiêu lại giảm “sốc”?
Giá hồ tiêu tăng sốc, doanh nghiệp xuất khẩu lo thiếu hụt hàng Lý do giá hồ tiêu nội địa “bốc hơi” 21.000 đồng/kg? Giá hồ tiêu có quay lại thời "hoàng kim" 200.000 đồng/kg vào cuối năm? |
Thị trường hồ tiêu trong nước trái chiều
Giá tiêu trong nước hôm nay (16/6) trong khoảng 155.000 - 158.000 đồng/kg. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu thu mua với mức 157.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay thu mua ở mức 158.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu ở mức 155.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay 155.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg, đang đạt 156.000 đồng/kg,.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 155.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Giá tiêu tuần này có ngày tăng giảm bất thường trên dưới 10.000 đồng/kg. Nhiều chuyên gia dự đoán đây là hệ quả từ tình trạng đầu cơ “quá nóng”. Đồng thời, việc giá tiêu tăng cao có thể kích hoạt một bộ phận người trồng tiêu, đại lý xả bán tiêu tồn trữ từ các niên vụ khác ra thị trường.
Giá hồ tiêu hôm nay (16/6) diễn biến trái chiều. Ảnh: Amazone |
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 6.418 USD/tấn giảm 0,53%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.900 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 8.377 USD/tấn giảm 0,54%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt tăng mạnh, 7.800 USD/tấn (tăng 6,84%); loại 550 g/l mức 8.000 USD/tấn (tăng 2,56%) ; giá tiêu trắng mức 12.000 USD/tấn (tăng 12,14%).
Chỉ trong mấy ngày trở lại đây, giá tiêu trong nước đã liên tục giảm và tăng mạnh đột ngột. Trong vòng 1 tháng qua, giá hồ tiêu đã tăng phi mã. Khoảng giữa tháng 5, giá hồ tiêu ở mức 120.000 đồng/kg thì đến cuối tháng 5 đã lên mức 127.000 – 129.000 đồng/kg và chạm mốc 150.000 đồng/kg vào ngày 5/6.
Với đà này, dự báo trong nửa cuối năm nay, hồ tiêu có thể sẽ đạt đến mốc 200.000 đồng/kg. Trong chu kỳ tăng sẽ có điều chỉnh ở một vài thời điểm do đầu cơ. Tuy nhiên nguồn cung thiếu hụt tiếp tục kéo giá tiêu đi lên trong dài hạn.
Giá tiêu liệu có bị găm hàng đầu cơ?
Giá tiêu trong thời gian gần đây liên tục tăng cao, khiến thị trường xuất khẩu mặt hàng này trở nên sôi động. Tuy nhiên, đằng sau sự sôi động đó là những diễn biến phức tạp và những lo ngại từ phía các doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính đằng sau sự tăng giá đột ngột của hồ tiêu được cho là do yếu tố đầu cơ. Theo ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai), giá tiêu thế giới tăng cao đã tạo cơ hội cho các đại lý nhỏ lẻ găm giữ hàng hóa, đẩy giá lên cao hơn so với thực tế thị trường.
Với các doanh nghiệp, việc điều chỉnh giá nhập vào và giá bán ra là cực kỳ quan trọng để tránh rủi ro về giá. Ảnh: Linkedln |
Đối với người nông dân trồng tiêu, đây là một tin vui. Việc giá tiêu tăng cao giúp họ có thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc điều chỉnh giá nhập khẩu và giá bán ra là vô cùng quan trọng để tránh rủi ro về giá. Nếu giá hồ tiêu nội địa tăng mà không được điều chỉnh giá xuất khẩu tương ứng, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro về uy tín và đơn hàng.
Do đó, các chuyên gia ngành hàng đánh giá việc giá tiêu điều chỉnh giảm là điều cần thiết để "cân bằng" lại thị trường. Tuy nhiên, mặt bằng giá khó có thể giảm sâu khi giá tiêu đã bước vào chu kỳ tăng giá mới trong bối cảnh nguồn cung tiêu trên toàn cầu xuống thấp nhưng nhu cầu đang tăng trở lại.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng giá hồ tiêu thường có sự liên quan mật thiết với giá cà phê. Khi giá cà phê tăng, người dân cũng kỳ vọng giá tiêu sẽ tăng theo và có thể giữ hàng lại với hy vọng giá sẽ tăng. Điều này cho thấy một xu hướng tương tự có thể đang diễn ra với cả hai mặt hàng này trên thị trường.
Để đảm bảo sự ổn định cho thị trường hồ tiêu, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp. Cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm giữ hàng hóa, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá xuất khẩu phù hợp với tình hình thị trường.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không nên găm giữ hàng hóa mà cần bán ra thị trường để đảm bảo nguồn cung ổn định. Đồng thời, cần khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.