Điểm danh các “ông lớn” đang quan tâm đầu tư dự án tại Khánh Hòa
Khánh Hòa với tầm nhìn trở thành điểm đến du lịch 24/7 Khánh Hòa “gỡ vướng” loạt dự án của Tập đoàn Hưng Thịnh |
8 dự án thu hút vốn đầu tư hơn 4.077 tỷ đồng
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, trong 6 tháng đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 2 quy hoạch quan trọng của tỉnh gồm: Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, và Điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Các quy hoạch được duyệt đã tạo sự quan tâm, thu hút các tập đoàn lớn đến khảo sát, làm việc với tỉnh để tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án đô thị, công nghiệp, dịch vụ, giáo dục chất lượng cao, công nghệ, thành phố thông minh như: Tập đoàn FPT, Tập đoàn Capital House, Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn Sungroup, Liên doanh Shinec và SSI…
Đặc biệt, Tập đoàn QuanTum mong muốn đầu tư Khu liên hợp Nhà máy điện Mỹ Giang với tổng công suất 6.000 MW tại KKT Vân Phong.
![]() |
Các quy hoạch được duyệt đã tạo sự quan tâm, thu hút các tập đoàn lớn đến khảo sát, làm việc với tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Minh Toàn |
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ lập, trình phê duyệt Quy hoạch đô thị Cam Lâm thời kỳ 2021 - 2030 và các quy hoạch phân khu tại Khu kinh tế (KKT) Vân Phong.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Khánh Hòa thu hút được 8 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 4.077 tỷ đồng. Tỉnh Khánh Hòa cũng ký biên bản ghi nhớ với 16 nhà đầu tư chiến lược với tổng vốn đăng ký hơn 80.000 tỷ đồng.
27 dự án đang có nhà đầu tư quan tâm
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng công bố danh mục dự án đầu tư đang có nhà đầu tư quan tâm trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, có đa dạng các dự án, như về dịch vụ du lịch; hoạt động kinh doanh bất động sản; bất động sản, dịch vụ du lịch; khu du lịch nghỉ dưỡng hay lĩnh vực sản xuất điện, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN), kinh doanh hạ tầng cảng biển…
Tiêu biểu một số dự án có quy mô lớn như Dự án phát triển Khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí tổng hợp có sân golf Hòn Lớn - Khải Lương tại xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh) với quy mô 1.200 ha được Tập đoàn Sun Group quan tâm.
Dự án Khu du lịch, dịch vụ và đô thị Tuần Lễ - Hòn Ngang, quy mô từ 600 - 1.300 ha tại xã Vạn Thạnh và Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh) được Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn IPPG, Liên doanh No Va và Đất Tâm, Công ty CP FPT… quan tâm
Ngoài ra, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn IPPG và Công ty CP Sovico cũng quan tâm đến dự án Khu đô thị sinh thái Cổ Mã Tu Bông có quy mô 2.100 ha tại xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh).
![]() |
Khu kinh tế Vân Phong thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Khánh Hòa. Ảnh: Minh Toàn |
Liên doanh DHA và TTC quan tâm đến dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng Đầm Nha Phu với quy mô 9.000 ha (bao gồm mặt nước) tại xã Ninh Ích và Ninh Phú (thuộc thị xã Ninh Hòa).
Tập đoàn Sumitomo, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam, Công ty Millennium Energy (Hoa Kỳ), Tập đoàn Eneos (Nhật Bản), Tập đoàn QuanTum (Hoa Kỳ), Tập đoàn J.Power (Nhật Bản), Công ty CP Tập đoàn Sovico, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang nhắm đến dự án Nhà máy điện khí và kho khí LNG với diện tích 100ha (tại xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa).
Bên cạnh đó, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, Viglacera Yên Mỹ - Hưng Yên quan tâm đến dự án KCN Ninh Xuân với diện tích 1.200ha (tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa)…
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, thời gian đến, tỉnh Khánh Hòa sẽ thu hút đầu tư chọn lọc các dự án sử dụng tiết kiệm đất, tiết kiệm năng lượng, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao.
Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào các dự án trọng điệm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc trung ương.
Tin mới cập nhật

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?
Tin khác

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
