Đề án khuyến công quốc gia điểm: Cú huých nhỏ - động lực lớn
Nguồn vốn đáng quý
Công ty TNHH MTV Minh Dương (Nam Định) là một trong những doanh nghiệp được thụ hưởng nguồn vốn KCQG điểm đối với ngành chế biến nông sản từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (IPC1). Đại diện IPC1 cho biết, hàng năm đơn vị đều đồng hành với Minh Dương nhằm tạo tác động liên tục đến doanh nghiệp. Cụ thể, ngoài hỗ trợ về trình diễn kỹ thuật, IPC1 trợ giúp doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, tư vấn quản lý doanh nghiệp... và tới đây là hỗ trợ thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm.
![]() |
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự hỗ trợ từ Đề án KCQG điểm |
Ông Nguyễn Văn Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV Minh Dương - cho biết, ngoài việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cấp trang thiết bị, máy móc, thiết kế mẫu mã, bao bì, nhờ có hoạt động khuyến công, doanh nghiệp đã có cơ hội tham gia nhiều hội chợ, triển lãm để xúc tiến thương mại. “Khi tham gia hội chợ Minh Dương chưa nghĩ chuyện phải bán được bao nhiêu sản phẩm mà chúng tôi quan tâm xem mình đã quảng bá được gì. Đó là lợi ích vô hình không phải doanh nghiệp nào cũng thấy được. Dù nguồn vốn khuyến công chưa thực sự lớn nhưng có tác dụng kích thích doanh nghiệp phát triển” - ông Thủy nói và hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp được thụ hưởng nguồn vốn khuyến công.
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Thực hiện Chương trình KCQG điểm giai đoạn 2018 - 2020, IPC1 đã triển khai 3 đề án khuyến công điểm tại 9/28 tỉnh, thành phố phía Bắc với sự tham gia của 63 cơ sở CNNT (gồm 19 doanh nghiệp cơ khí, 27 doanh nghiệp dệt may, 17 doanh nghiệp chế biến nông - lâm sản). Tổng kinh phí thực hiện gần 182 tỷ đồng, tăng 63,74% so với tổng kinh phí triển khai các đề án đơn lẻ cho 3 lĩnh vực này trong giai đoạn 2015 - 2017. IPC1 đã triển khai 4 loại hoạt động, bao gồm hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến; tổ chức hội nghị, hội thảo; đào tạo nâng cao tay nghề. Kết quả, đã hỗ trợ 9 cơ sở CNNT xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; tạo việc làm mới cho 1.055 lao động, đào tạo nghề cho 80 lao động…
Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Trung tâm IPC1 - nhận định, việc thực hiện các đề án điểm đã tạo ra cú huých đủ mạnh thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở dệt may, cơ khí, nông sản phía Bắc. Không chỉ giúp các cơ sở này tiếp cận máy móc, công nghệ mới và từng bước chuyển đổi số, các đề án điểm còn giúp địa phương phát huy được thế mạnh trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đồng thời gia tăng giá trị sản xuất. Đặc biệt, cái được lớn nhất theo ông Thắng là doanh nghiệp đã có sự tương tác, đồng hành với nguồn vốn khuyến công.
Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Trung tâm IPC1: Giai đoạn tới, các cơ sở CNNT cần chủ động phản ánh tình hình đầu tư, sản xuất cũng như các nhu cầu hỗ trợ khác với IPC1 nói chung và Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố nói riêng để hoạt động khuyến công tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cùng doanh nghiệp phát triển bền vững. |
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
