Đậu tương ghi nhận phiên thứ 3 liên tiếp tăng giá
Giá đậu tương đang tăng nóng bỗng quay đầu suy yếu, vì sao? Nhóm đậu tương diễn biến trái chiều, giá dầu thô giảm nhẹ trong phiên sáng Dầu đậu tương đóng cửa tại mức thấp nhất trong gần 5 tháng qua |
Khép lại phiên giao dịch ngày 2/11, đậu tương tiếp tục khởi sắc phiên thứ 3 liên tiếp, đồng thời là mặt hàng nông sản tăng mạnh nhất trong phiên vừa rồi. Tuy nhiên, giá mặt hàng này một lần nữa bị chặn lại ở vùng kháng cự 1330 trước bối cảnh tác động “bullish” không đủ mạnh để phá vỡ xu hướng đi ngang trong 3 tuần gần đây. Trong khi đó, giá ngô nối dài đà giảm khi tiến sát vùng hỗ trợ 470 trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ suy yếu.
Ảnh minh họa |
Báo cáo Export Sales cho thấy, khối lượng bán hàng đậu tương niên vụ 23/24 của Mỹ trong tuần 20 – 26/10 đã giảm so với doanh số trong báo cáo trước đó. Tuy nhiên, con số này vẫn duy trì ở trên mức 1 triệu tấn. Điều này phản ánh nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ hiện vẫn tương đối tốt, trong bối cảnh đang là cao điểm vụ thu hoạch tại nước này và tác động hỗ trợ đến giá đậu tương trong phiên tối.
Ở chiều ngược lại, số liệu xuất khẩu trong báo cáo tối qua gây thất vọng đã góp phần gây sức ép và đẩy giá khô đậu tương xuống sát mốc hỗ trợ tâm lý 425 trong phiên hôm qua. Bên cạnh đó, BCR cho biết các vùng nông nghiệp chính của Argentina mới đây tiếp tục nhận được lượng mưa tích cực hơn. Độ ẩm đất tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng ngô và việc trồng đậu tương diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời củng cố triển vọng năng suất mùa vụ năm nay của Brazil và tác động “bearish” đến giá các mặt hàng.
Giá dầu đậu tương đã quay đầu khởi sắc trở lại sau hai phiên lao dốc trước đó. Bên cạnh hỗ trợ kĩ thuật, tồn kho dầu đậu đầu tháng 10 của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2015 là yếu tố đã giúp giá lấy lại được sắc xanh trong phiên vừa rồi.
Giá lúa mì ghi nhận phiên thứ hai liên tiếp hồi phục trước một số lo ngại về nguồn cung. Bộ Nông nghiệp Nga đã đề xuất với chính phủ nước này áp đặt lệnh cấm xuất khẩu lúa mì Durum trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12/2023 cho đến ngày 31/5/2024. Động thái này được cho là nằm kiểm soát giá mì ống nội địa, vốn đang tăng mạnh trong thơi gian gần đây. Mặc dù Nga là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng lúa mì Durum của nước này tương đối hạn chế. Điều này khiến lệnh cấm xuất khẩu của Nga dù tạo ra một số lo ngại nhưng ảnh hưởng đến thị trường không quá mạnh.