Đầu tư logistics phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản

Những năm gần đây, logistics Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm đạt từ 14-16%.
Logistics Việt Nam: Tiềm năng chờ lực đẩy Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam

Môi trường kinh doanh, chất lượng dịch vụ, kết cấu hạ tầng logistics đang dần được nâng cao đã góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đối với ngành nông nghiệp, logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng và được xác định là lực đẩy để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt.

Thủy sản là một trong những mặt hàng cần hệ thống kho lạnh lớn để bảo quản. Trong ảnh: Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty CP Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). (Ảnh TRẦN TUẤN)
Thủy sản là một trong những mặt hàng cần hệ thống kho lạnh lớn để bảo quản. Trong ảnh: Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty CP Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). (Ảnh TRẦN TUẤN)

Logistics là một chuỗi các hoạt động, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, thủ tục hải quan, đóng gói bao bì, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan… Hiện nay, tại Việt Nam, mặc dù lĩnh vực logistics đã được quan tâm đầu tư phát triển, nhưng chất lượng dịch vụ và các trung tâm logistics lớn vẫn còn thiếu và yếu dẫn đến hạn chế năng lực cạnh tranh của hàng nông sản ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngày 14/2/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 200/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với một lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế.Bước phát triển mới của logistics

Theo thống kê sơ bộ từ Bộ Công thương, ngoài các cảng biển, cảng hàng không, Việt Nam hiện có 10 cảng cạn và 18 điểm thông quan nội địa (ICD) - là các trung tâm logistics nằm sâu trong nội địa, tập trung ở các thành phố lớn và các địa phương biên giới, có giao dịch xuất nhập khẩu nhiều như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

Trong đó, nhiều trung tâm có phục vụ cho mặt hàng nông nghiệp. Ngoài ra, chuỗi cung ứng lạnh cũng được hình thành để phục vụ vận chuyển, bảo quản mát nguyên liệu nông sản, phục vụ sản xuất tại nhà máy và phân phối, lưu thông.

Trong đó, hệ thống kho lạnh ngày càng tăng về số lượng. Ngoài ra còn có hàng nghìn phương tiện xe lạnh và container lạnh phục vụ vận chuyển. Nhờ logistics phát triển, nền nông nghiệp Việt Nam hằng năm được cung cấp một lượng lớn phân bón, vật tư và thức ăn chăn nuôi; vận chuyển, lưu thông hơn 130 triệu tấn nông sản sản xuất ra và hàng chục triệu tấn sản phẩm nông sản được xuất khẩu khắp thế giới.

Thời gian vận chuyển, lưu thông giảm đáng kể cho nên chu kỳ sản xuất được rút ngắn, vòng quay vốn sản xuất, kinh doanh được tăng lên. Những năm qua, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cũng không ngừng tăng cao. Năm 2021 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD; năm 2022 đạt kỷ lục hơn 53 tỷ USD; dự kiến năm 2023 sẽ cán mốc thành công 55 tỷ USD. Hiện, nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit Nguyễn Nam Phương Thảo cho biết: Logistics đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản. Sau dịch Covid-19, việc kết nối chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng tốt hơn; cước vận tải cũng đã giảm so với trong thời kỳ dịch bệnh; hệ thống kho bãi, container rỗng luôn sẵn sàng phục vụ vận chuyển.

Nhờ đó, hiện năng lực xuất khẩu của công ty là hơn 7.000 tấn/năm đối với thanh long đỏ và trắng, hơn 3.000 tấn/năm đối với các loại nông sản khác như xoài, dừa, mít, nhãn… Công ty đang tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy đóng gói, trang bị hệ thống kho lạnh, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân nhằm nâng cao năng lực chuỗi cung ứng, bảo đảm chất lượng và giá thành sản phẩm cạnh tranh nhất.

Chưa theo kịp tốc độ phát triển nông nghiệp hàng hóa

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận chuyển CMU Logistics Nguyễn Tú Uyên cho biết: Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống kho bãi còn manh mún, nhỏ lẻ, phương tiện vận chuyển chuyên dùng, xếp dỡ còn thiếu và yếu cho nên thời gian giao hàng chưa kịp thời; chuỗi kho mát, kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản cũng còn thiếu dẫn đến dễ hư hỏng sản phẩm.

Hiện nay, tại Việt Nam, hệ thống kho bãi còn manh mún, nhỏ lẻ, phương tiện vận chuyển chuyên dùng, xếp dỡ còn thiếu và yếu cho nên thời gian giao hàng chưa kịp thời; chuỗi kho mát, kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản cũng còn thiếu dẫn đến dễ hư hỏng sản phẩm.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận chuyển CMU Logistics Nguyễn Tú Uyên

Bên cạnh đó, phần lớn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực logistics còn thiếu năng lực, kinh nghiệm về đặc tính riêng của hàng hóa nông sản, nhiều doanh nghiệp đầu tư tốn kém cho hoạt động logistics mà vẫn chưa mang lại hiệu quả khiến các chuỗi cung ứng nông sản thường bị gián đoạn, phân tán.

Trong khi khối lượng xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam luôn tăng cao trong những năm gần đây thì các hãng tàu, hãng hàng không chuyên chở hàng tại Việt Nam hầu hết đều thuộc nước ngoài dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc về giá cước, thời gian quá cảnh hàng hóa, lịch vận chuyển…

So sánh với Thái Lan, hàng không Thái Lan có đường bay trực tiếp đến Mỹ, châu Âu, Australia, Trung Quốc… với tần suất hằng ngày, cộng với hãng tàu có khoảng 70 điểm đến ở châu Á, Ấn Độ và Trung Đông. Về giá cước vận chuyển từ Bangkok đi đến các thị trường quốc tế cũng thấp hơn so với từ Hà Nội/Thành phố Hồ Chí Minh từ 1-1,2 USD/kg. Điều này khiến hàng nông sản Việt giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm tỷ lệ rất lớn trong giá thành của nhiều ngành hàng. Thí dụ với ngành thủy sản, chi phí này chiếm hơn 12%, đồ gỗ chiếm 23%, rau quả 29,5% và ngành gạo chiếm đến gần 30%. Nguyên nhân là Việt Nam vẫn thiếu các trung tâm logistics nông nghiệp đóng vai trò tích hợp vận chuyển, lưu trữ, thu gom và phân phối hàng hóa với các công đoạn cụ thể như: đóng gói, dán nhãn, lắp ráp, bóc tách, phân phối, vận chuyển; liên kết, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc; tư vấn dịch vụ…

Hiện trên cả nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, tuy nhiên tại các khu vực này vẫn chưa có hệ thống trung tâm logistics nông nghiệp với đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ tốt cho sản xuất và các vệ tinh kết nối theo các cấp từ vùng nguyên liệu đến các trung tâm lớn hơn (tỉnh, vùng) và xuất khẩu. Hệ thống logistics phục vụ thương mại biên giới cũng chưa phát triển đúng với tiềm năng và nhu cầu để kết nối với các vùng sản xuất, kết nối giữa thị trường trong nước với quốc tế.

Về sự phát triển của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải cho biết: Số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam còn ít, hoạt động trong lĩnh vực này chưa lâu, đều có quy mô nhỏ cả về vốn và nhân lực.

Thêm vào đó là các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế do hiện mới chỉ tập trung kinh doanh tại thị trường trong nước, ít doanh nghiệp đi ra nước ngoài cũng như hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng chuỗi cung ứng. Các dịch vụ cung cấp của các doanh nghiệp logistics cũng còn đơn điệu, chất lượng thấp, ít giá trị gia tăng, thiếu liên kết.

Nói riêng về thiếu liên kết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa thật sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do vậy chưa có sự gắn bó, phối hợp nhịp nhàng. Sự thiếu liên kết còn thể hiện ngay giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics, do đó chưa hình thành được logistics 4PL là có những nhà cung cấp dịch vụ logistics tích hợp, sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp đơn lẻ để tạo nên một dịch vụ chung, khép kín hầu hết các khâu trong chuỗi cung ứng.

Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đang phải chịu các loại phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Còn doanh nghiệp logistics thì tăng trưởng chậm, khó vươn xa ra thị trường quốc tế.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước với khối lượng nông sản lớn nhưng đến nay vẫn chưa có trung tâm logistics được công nhận theo quy hoạch tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Phần lớn quy mô các trung tâm logistics hiện có của vùng khá nhỏ, chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoặc một tỉnh, thành phố. Do đó, hầu hết nông sản phải vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ tới khu tập kết rồi mới đưa vào kho lạnh nên tổn thất sau thu hoạch rất cao, lên tới 20-30%.

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm, đứng thứ hai là TP. Hồ Chí Minh với 73,5 điểm; thứ ba là Đà Nẵng với 28,1 điểm.
Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thời trang là nhóm giữ vị thế áp đảo trên sàn thương mại điện tử bán được 100.762 sản phẩm (62,6% doanh số) và thu về 10,97 tỉ đồng (80,03% doanh thu).
Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

Trong quý I/2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Theo báo cáo Lazada, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về ứng dụng AI trong bán hàng trực tuyến, vượt qua các quốc gia khác.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết trong tháng 2 đã thu được 2.791 tỷ đồng tiền thuế của 130 nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, TikTok...
Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.
Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Chiến dịch cộng đồng “An tâm vui sắm” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra đề xuất, giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.

Tin khác

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Từ ngày 1/4, Shopee và TikTok Shop - 2 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí với người bán.
Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.
Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ trở thành mặt hàng được "săn lùng" nhất trên sàn thương mại điện tử khi người Việt chi ra 322 tỷ đồng mua sản phẩm này trong năm 2024.
Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những kênh bán lẻ quan trọng nhất, với sức mua năm 2024 tăng trưởng 37,36% so với năm 2023.
Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.
Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi

Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi 'Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử' năm 2024

Với màn thể hiện xuất sắc, Đội thi E-Stars đến từ Trường Đại học Thương mại đã giành giải Nhất Cuộc thi "Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử" năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư với lợi thế vị trí, hạ tầng hiện đại, chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở ra cơ hội phát triển lớn.
Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Quảng Ninh thúc đẩy thương mại nội địa với chính sách kích cầu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và mở rộng kênh phân phối, tạo động lực phát triển.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, tỉnh Ninh Thuận hướng tới việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Năm 2024, theo xếp hạng của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động