Đa dạng hình thức tuyên truyền
Theo lãnh đạo Cục Công Thương địa phương (CTĐP), công tác tuyên truyền không chỉ thực hiện chức năng thông tin mà còn đóng vai trò định hướng, góp phần điều chỉnh tư duy, phương thức sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất CNNT. Đồng thời, là kênh giao tiếp hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước về khuyến công với cơ sở CNNT, giữa cơ sở CNNT với các tổ chức, cá nhân liên quan.
![]() |
Để công tác tuyên truyền hoạt động khuyến công đạt hiệu quả, những năm qua, Bộ Công Thương đã giao Cục CTĐP thực hiện nhiều giải pháp, đa dạng hình thức tuyên truyền như: Nghe, nhìn, đọc để các cơ sở sản xuất CNNT, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận và nắm bắt kịp thời những chủ trương, cơ chế, chính sách mới của Đảng, Nhà nước liên quan đến ngành công nghiệp, khuyến khích phát triển CNNT.
Cụ thể, Cục CTĐP đã xuất bản Bản tin về hoạt động khuyến công định kỳ hàng tháng, phản ánh về tình hình công thương địa phương, công tác khuyến công... cung cấp cho các cơ sở CNNT, Trung tâm khuyến công, Sở Công Thương và một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Qua đó, góp phần xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động CNNT phát triển. Đồng thời, cục còn tổ chức thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công và CNNT trên các ấn phẩm của Báo Công Thương giấy; Thông tấn xã Việt Nam; Tạp chí làng nghề Việt Nam; Tạp chí công nghiệp và tiêu dùng,...
Cục CTĐP cũng phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố hỗ trợ cho các cơ sở CNNT có sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia; xây dựng mới được 40 Website phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối trực tiếp với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình về công thương địa phương. Các nội dung tuyên truyền tập trung vào lợi ích từ Chương trình khuyến công; những điển hình tiên tiến trong hoạt động khuyến công; các mô hình trình diễn kỹ thuật điển hình trong phát triển CNNT;... Bên cạnh đó, Cục CTĐP cũng duy trì trang tin khuyến công điện tử http://arit.gov.vn/,http://khuyencongonline.gov.vn và trang thông tin điện tử của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (địa chỉ www.ipc1.gov.vn).
Để tăng cường hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền hoạt động khuyến công, thời gian tới, CTĐP sẽ chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương quan tâm tới công tác tuyên truyền. Chú trọng đổi mới nội dung, tuyên truyền thiết thực, phù hợp với từng đối tượng về các vấn đề liên quan tới hoạt động khuyến công, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và các doanh nghiệp về chính sách khuyến công.
Năm 2019, nguồn kinh phí thực hiện cho hoạt động thông tin tuyên truyền, khuyến công trên 4,5 tỷ đồng, chiếm 3,43% tổng kinh phí thực hiện. |
Tin mới cập nhật

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

“Đòn bẩy” thúc đẩy công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch Quảng Ninh: Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn là "đòn bẩy" quảng bá thương hiệu hiệu quả

Ông Cao Tường Huy: Ngành Công Thương giữ vai trò chủ lực, động lực phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị ngành công thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc năm 2023: Tháo gỡ khó khăn, tạo đà tăng trưởng

Phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm làng nghề

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Còn nhiều băn khoăn
Tin khác

Lâm Đồng tăng giá trị cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Thái Bình đề xuất gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị về Cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Khẳng định vị thế hàng Việt Nam qua các sản phẩm làng nghề

Địa phương gặp khó với chính sách về cụm công nghiệp

Đánh thức tiềm lực sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
