Công ty Đầu tư Thịnh Phát, nhà thầu vang danh xứ nhãn và vùng mỏ
Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên đã lựa chọn Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Thịnh Phát (viết tắt là Công ty Thịnh Phát) và Công ty Cổ phần Xây lắp công trình và Đầu tư phát triển Nam Sơn (Công ty Nam Sơn) để thực hiện Gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đê tả sông Hồng, tỉnh Hưng Yên (đoạn từ Km117+900 đến Km127+000).
![]() |
Dự án Golden Mark Shophouse Cẩm Phả do Công ty Đầu tư Thịnh Phát làm chủ đầu tư |
Đây là gói thầu có giá dự toán 218,9 tỷ đồng. Liên danh dẫn đầu bởi Công ty Thịnh Phát trúng thầu sau khi bỏ giá 217,8 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 0,5%. Được biết, Liên danh trên đã vượt qua hai đối thủ là Công ty Cổ phần Xây lắp 368 và Công ty Cổ phần Xây dựng thủy lợi Hải Phòng - những nhà thầu bị loại ngay từ vòng "gửi xe" do không đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm - để giành chiến thắng chung cuộc.
Chiến công này đến từ sức ảnh hưởng của Công ty Thịnh Phát, bởi người đồng hành với họ - Công ty Nam Sơn vốn là doanh nghiệp ít tên tuổi, năng lực cũng như kinh nghiệm không có gì nổi trội. Theo số liệu mới cập nhật, vốn điều lệ của Công ty Nam Sơn chỉ đạt 5 tỷ đồng, còn với Công ty Thịnh Phát là 128 tỷ đồng.
Sở dĩ nhấn mạnh về Công ty Thịnh Phát, vì họ là một trong những nhà thầu nổi bật khu vực phía Bắc, đã tự mình trúng hàng loạt gói thầu, dự án lớn với quy mô vài trăm tỷ đồng, gây ấn tượng cho cộng đồng doanh nghiệp nội địa. Công ty Thịnh Phát còn là chủ của lô đất vàng rộng 12.080m2 nằm trong dự án Khu dịch vụ thương mại, công cộng và nhà ở liền kề tại phường Cẩm Bình, tỉnh Quảng Ninh (tên thương mại là Golden Mark Shophouse). Đây là dự án lớn, mang theo kỳ vọng tô điểm diện mạo tỉnh Quảng Ninh với sự hiện diện của một đại gia bất động sản hàng đầu Việt Nam.
Nhóm đại gia kín tiếng
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Đầu tư Thịnh Phát ra đời ngày 26/12/2007, trụ sở chính đang đặt tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP. Hà Nội. Dù là doanh nghiệp tư nhân, song Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty Thịnh Phát không cố định và thường xuyên được thay đổi trong những năm gần đây.
Trước thời điểm tháng 9/2018, ông Trần Văn Tiệp (SN 1978), trú tại TP. Hạ Long là nhân sự tiếp quản vị trí lãnh đạo toàn diện của doanh nghiệp. Sau đó, ông Tiệp được thế chỗ bởi ông Đoàn Sơn Bình (SN 1977), cũng là một nhà quản lý cư ngụ tại TP. Hạ Long, cách xa nơi doanh nghiệp đặt đại bản doanh là Hà Nội.
Hai năm sau, ông Bình được miễn nhiệm và vị trí Tổng giám đốc bàn giao lại cho ông Nguyễn Thành Đức (SN 1984), tiếp tục là một người sinh sống tại Quảng Ninh. Ông Thành Đức vẫn đang đứng tên cho Công ty Thịnh Phát.
Ngoài những lãnh đạo trên, hai cổ đông giữ lượng lớn cổ phần của Công ty Thịnh Phát là ông Vũ Quang Huy (SN 1978) và ông Vũ Văn Hoàng (SN 1982). Tuy nhiên, họ chỉ đại diện giữ khoảng dưới 40% cổ phần doanh nghiệp, còn tỷ lệ chi phối thuộc về cá nhân bí ẩn khác.
Công ty Thịnh Phát không phải cơ sở kinh tế duy nhất của nhóm doanh nhân này, mà trong mạng lưới doanh nghiệp do họ phát triển, còn có một số cái tên đáng chú ý như Công ty TNHH HC An Thịnh, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng An Thịnh, Công ty Cổ phần Đầu tư dự án Minh Giang (liên doanh với Công ty Cổ phần PG Holdings), Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thanh Bình Hà Nội...
Sẽ là thiếu sót, nếu không đề cập tới Công ty TNHH Viện Y dược Quân dân Y Việt Nam (tên cũ là Công ty TNHH Một thành viên Dược 198), một trong số pháp nhân nằm ngoài lĩnh vực xây dựng của họ. Đây là doanh nghiệp 100% vốn tư nhân nhưng được đăng ký dưới tên gọi dễ gây hiểu nhầm là đơn vị nhà nước, đang có hoạt động chào bán các sản phẩm thực phẩm chức năng liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh gan, viêm khớp, dạ dày...
Để gia tăng mức độ uy tín, trên website của mình, Công ty TNHH Viện Y dược Quân dân Y Việt Nam liên tục đăng tải các hình ảnh quảng bá với sự xuất hiện của một số quân nhân mặc quân phục. Quy mô và tiềm lực của nhóm doanh nhân sẽ được đề cập trong các dịp sau.
Tài liệu của Báo Công Thương cho thấy, Công ty Thịnh Phát sau khi gây dựng mối quan hệ sâu sắc ở tỉnh Hưng Yên, Quảng Ninh... bằng loạt gói thầu giá trị từng trúng, đã trở thành doanh nghiệp có doanh thu lên tới cả nghìn tỷ đồng, phát triển vượt bậc trong những năm trở lại đây.
Bất ngờ nhất có lẽ xảy đến vào năm 2019 - 2020, trước "cơn bão" dịch bệnh phá tan cuộc sống của hàng triệu người dân, doanh nghiệp, thì Công ty Thịnh Phát vẫn trụ vững với doanh thu đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2018. Trong khi đó, nhấn mạnh lại rằng ngành xây dựng, bất động sản vốn là những lĩnh vực chịu tác động dữ dội nhất khi đại dịch bùng phát.
![]() |
Doanh thu của Công ty Thịnh Phát neo đỉnh giữa lúc đại dịch hoành hành trên cả nước |
Sang năm 2021, doanh thu của Công ty Thịnh Phát tiếp tục duy trì ở ngưỡng 1.000 tỷ đồng, có giảm nhưng không đáng kể so với năm trước, và khác biệt hoàn toàn so với tình hình đáng báo động ở những doanh nghiệp đối thủ khác. Sang năm 2022, doanh thu của họ đạt 679 tỷ đồng.
Tương ứng với quãng thời gian này, lợi nhuận sau thuế của nhà thầu cũng trồi sụt và thăng giáng mạnh mẽ. Sau hai năm đạt lợi nhuận hơn 12 tỷ đồng (2019 - 2020), số lãi giảm còn 1,5 tỷ đồng vào năm 2021 và chỉ còn chưa đầy 200 triệu đồng trong năm 2022.
Tính đến cuối năm ngoái, tổng nợ phải trả của Công ty Thịnh Phát là 607 tỷ đồng, trong đó tập trung ở khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn (số tiền chủ đầu tư tạm ứng để nhà thầu thực hiện công việc theo giao ước) với 395 tỷ đồng; còn lại thuộc về nợ vay tài chính ngắn hạn 187 tỷ đồng và nợ vay dài hạn 10,8 tỷ đồng.
Với vốn chủ sở hữu 128 tỷ đồng, hệ số nợ trên vốn (D/E) của nhà thầu là khoảng 5 lần, tương đối cao so với mặt bằng chung.
Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn
Tin khác

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
